Những nguy hiểm tiền ẩn khi trẻ bị sốt liên tục

Trẻ bị sốt là một trong những triệu chứng thường gặp do cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bị nhiễm  một số loại virut gây bệnh khác. Tuy nhiên, việc  trẻ bị sốt cao liên tục trong một thời gian nhất định có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm.

 

 

tre bị sốt

Trẻ bị sốt cao dẫn đến mệt mỏi, chán ăn

 

Sốt là hiện tượng xảy ra khi “bộ chỉnh nhiệt” trong cơ thể làm tăng thân nhiệt lên cao hơn mức bình thường. Bộ chỉnh nhiệt này nằm trong vùng não có tên là hypothalamus, chuyên điều khiển thân nhiệt và những cảm giác như đói, khát… Hypothalamus biết rõ cơ thể cần ở nhiệt độ bao nhiêu (thường là khoảng 37 độ C) và sẽ gửi “lời nhắn” tới cơ thể duy trì nhiệt độ này.

1.Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị sốt

Nhiễm trùng: Phần lớn sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây ra. Sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.

– Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.

– Mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.

– Mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,8 độ C thì đó không phải là do mọc răng.

Một sốt trường hợp khác, khi sốt là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết…. Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mêm gọi hỏi không biết… có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

2.Làm sao để biết trẻ bị sốt thế nào?

Một cái hôn lên chán bé hoặc đặt tay nhẹ lên da cũng đủ để biết được bé có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra thân nhiệt bằng xúc giác này phụ thuộc nhiêu vào cảm giác chủ quan và không thể cho biết chính xác nhiệt độ của bé.

Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, bạn sẽ biết trẻ bị sốt hay không nếu thân nhiệt ở một trong các mức dưới đây:

  • Từ 38 độ C trở lên khi đo ở hậu môn
  • Từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở miệng
  • Từ 37,2 độ C nếu đo ở nách.
  • Tuy nhiên, sốt cao bao nhiêu độ cũng không thể cho biết vì sao bé ốm. Cảm lạnh hoặc nhiễm virus có thể là nguyên nhân (thường từ 38,9 đến 40 độ C), song đôi khi nó không thực sự nghiêm trọng. Ngược lại, có khi bé không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là ở trẻ nhỏ), lại tiềm ẩn một sự nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Do cơn sốt có thể tăng hoặc giảm, nên trẻ đều trải qua cảm giác gai lạnh. Nguyên nhân là do cơ thể cố gắng sinh thêm nhiệt khi sốt cao. Sau đó, bé có thể vã mồ hơi khi cơ thể hạ sốt.
  • Đôi khi, trẻ bị sốt có thể thở gấp hơn bình thường và nhịp tim nhanh hơn. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bé có dấu hiệu khó thở, thở nhanh hơn nhiều so với bình thường hoặc tiếp tục thở gấp sau khi hạ sốt.
  • Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng với mức sốt cao từ 39-40oC trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu ôxy não. Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi bé bị sốt trên 39oC thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39oC. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.

3.Những điều cần làm khi trẻ bị sốt

3.1.Khi trẻ bị sốt nhẹ:

Cho trẻ mặt quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ uống nhiều nước.

 

3.1 Khi trẻ bị sốt vừa:

– Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.

– Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.

– Cho trẻ uống nhiều nước.

– Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

– Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ: 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ bé xuống dưới 38,50C hoặc sau khi đã lau 30 phút. Lau khô và cho bé mặc lại đồ mỏng. Có thể tắm cho bé bằng nước ấm. Nên dùng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 20Cso với thân nhiệt trẻ. Không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ.

 

3.3Khi trẻ bị sốt cao hay sốt rất cao:

Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa trẻ khám tại cơ sở y tế.

 

3.4Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt

  • Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.
  • Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ.
  • Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ.
  • Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

 

trẻ bị sốt

 

  1. Những trường hợp cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức khi trẻ bị sốt

 Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.

– Sốt trên 40,1 độ C.

– Trẻ khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.

– Trẻ khóc khi cử động hoặc khi ba mẹ chạm vào trẻ.

– Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.

– Cổ cứng.

– Có bất kỳ phát ban da nào.

– Trẻ khó thở và không thấy đỡ hơn sau khi làm sạch mũi trẻ.

– Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú được.

– Nôn mọi thứ.

– Tiêu máu, ói máu.

– Trẻ bị co giật.

– Trẻ trông rất yếu và mệt.

5.Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt

Khi xác định trẻ bị sốt, cha mẹ nên cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.

Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ mất nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt trên 390C, thuốc được chọn lựa là Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô… vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.

Cha mẹ cần chú ý trẻ em trong nhóm tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi khi sốt quá cao có thể bị co giật, phụ huynh cần hạ sốt tích cực cho trẻ.

Lau mát cho trẻ bằng nước ấm nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao, theo những bước sau:

Cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu làm trẻ mát. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (370C). Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.

Nếu trẻ khóc và phản đối việc đắp khăn ấm, cha mẹ có thể đặt trẻ ngồi vào thau nước ấm cho trẻ cảm thấy thoải mái, rồi dùng khăn lau vùng bẹn, vùng nách và khắp người trẻ.

6.Những thực phẩm khi trẻ bị sốt

Nước

Khi cơ thể bị mất nước, các vi-rút, vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bé không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải cho bé.

Nước trái cây, sinh tố

Trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian trẻ bị sốt. Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé những loại trái cây trên vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Tuy nhiên, thời gian này trẻ thường mệt mỏi, khó ăn nên xay sinh tố hay làm nước ép hoa quả sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn.

Đặc biệt, một loại nước hoa quả không thể thiếu đó là nước cam. Nước cam rất giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể và gia tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi- rút.

Cháo/súp gà, thức ăn loãng

 

trẻ bị sốt

 

Đồ ăn loãng dễ nuốt như soup, bún, phở được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò không những bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp xoa dịu cơn khó chịu của bé.

Đặc biệt, món cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ cho trẻ mau phục hồi, chống viêm, kháng khuẩn, nhanh hạ sốt và giảm các triệu chứng do cảm cúm. Khi nấu súp gà, mẹ nhớ cho thêm một số loại rau, nấm,… để cung cấp thêm cho bé một lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Gừng, hành, rau thơm,… cũng là những gia vị làm tăng hiệu quả chữa bệnh của món súp gà.

Sữa chua

Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi trẻ bị sốt hoặc ốm, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, giúp cơ thể sớm hồi phục.

Để tăng phần hấp dẫn kích thích khẩu vị đang chán ăn của trẻ. Mẹ có thể chọn tất cả các loại trái cây tốt cho sức khỏe bé như: Chuối, cam, xoài, dâu tây… say nhuyễn kèm sữa chua để được 1 ly sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Vậy là tiện cả đôi đường mẹ nhé!

Rau xanh

Tất cả các loại rau quả quen thuộc như cà chua, bắp cải, rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau dền,… được chế biến dưới dạng luộc hay canh đều cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cực kì cần thiết giúp bé nhanh hạ sốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu trẻ bị sốt và bỏ ăn rau xanh thì mẹ có thể nấu rau xanh lẫn vào soup cho bé ăn để đảm  bảo dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ khi bé bị ốm.

Nước dừa

Nước dừa ít calo và có tác dụng như nước oresol, cung cấp chất điện giải, kali và vitamin C rất tốt cho các bé đang bị sốt. Mẹ có thể mua nước dừa cho bé uống trong thời gian bé bị sốt để bù nước cho cơ thể. Vitamin C có trong nước dừa cũng giúp củng cố hệ miễn dịch và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Bữa ăn phụ với bột yến mạch

Bột yến mạch rất giàu vitamin, protein, chất béo và khoáng chất vì thế, mẹ hãy chọn món này cho con ăn vào bữa phụ. Mẹ có thể trộn thêm sữa và bánh ngũ cốc cùng bột yến mạch để bé thưởng thức.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo