Nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị táo bón hiệu quả

Trẻ bị táo bón khiến mẹ vô cùng lo lắng và không biết phải làm thế nào để có thể điều trị dứt điểm. Táo bón khiến bé vô cùng khó chịu, đau đớn. Hơn nữa, việc trẻ bị táo bón quá lâu có thể đẫn dến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoặt hằng ngày của trẻ.

 

trẻ bị táo bón

Táo bón khiến bé khó chịu, khuấy khóc

 

Bé gặp khó khăn khi đi tiêu, đau rát và khóc nức nở. Nhất là khi khoảng cách giữa 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày. Trẻ bị táo bón rồi đó mẹ ạ. Ngoài các lý do liên quan đến thuốc và bệnh lý, đa số trẻ bị táo bón liên quan đến việc ăn uống, sinh hoạt hoặc yếu tố tâm lý.

1.Nguyên nhân đẫn dến việc trẻ bị táo bón liên tục

Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc táo bón ở trẻ

  • Nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ, nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Có thể do sai lầm trong chế độ ăn uống: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, trẻ ăn sữa bò khiến trẻ bị táo bón nhiều hơn sữa mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.
  • Có thể trẻ bị giảm trương lực ruột do mắc một số bệnh như: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… hoặc do dùng thuốc thuốc kháng sinh giảm ho có codein. Ở trẻ lớn còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần như nhịn đại tiện do sợ bẩn, sợ thối hoặc ngại đi đại tiện, ở tuổi mẫu giáo trẻ sợ cô giáo không dám xin phép đi đại tiện, không luyện thói quen đi ngoài đúng giờ.

2.Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị táo bón

 

Giảm số lần đi ngoài

Nếu mẹ thấy trẻ đi ngoài ít hơn, mẹ có thể nghĩ đến khả năng trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, trẻ đi ngoài 1 lần/ ngày hoặc có ngày không đi, bởi vì cơ thể trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn các trẻ khác. Do đó, mẹ hãy theo dõi thêm các dấu hiệu khác để biết chắc chắn trẻ bị táo bón hay không.

 

Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ rặn đi ngoài khó khăn

Mỗi lần rặn đi ngoài, trẻ bị táo bón sẽ gặp nhiều khó khăn. Mẹ quan sát sẽ thấy cơ thể trẻ ưỡn lên để rặn, mặt đỏ lên, vã mồ hôi, thậm chí trẻ khóc ré lên vì bị đau.

 

Phân của trẻ bị táo bón ở dạng khô, rắn

Trẻ bị táo bón sẽ đi ngoài phân rắn, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc có dạng lổn nhổn như hạt. Đôi khi quan sát bỉm trẻ thay ra, mẹ thấy phân có lẫn máu, nguyên nhân là do trẻ bị rách hậu môn khi rặn.

 

Bụng trẻ bị chướng, sờ vào thấy cứng

Thức ăn sau khi tiêu hóa không được thải ra khỏi cơ thể sẽ khiến bụng trẻ bị chướng, sờ vào thấy cứng. Kèm theo là hiện tượng trẻ bị đầy hơi, ăn khó tiêu, xì hơi nặng mùi.

 

Trẻ bị táo bón nặng có thể biếng ăn và quấy khóc vào ban đêm

Khi bị táo bón lâu ngày, các chất độc trong cơ thể trẻ không được thải ra ngoài mà còn có nguy cơ hấp thu ngược trở lại, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc về đêm. Phân tích tụ lâu ngày thậm chí còn làm cơ thể trẻ tỏa ra mùi hơi nặng.

3.Hậu quả khi trẻ bị táo bón nếu không được điều trị

  •  Trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ.
  •       Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ.
  •     Bị sa trực tràng (lòi dom) do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn, dẫn tới bệnh trĩ.
  1. Điều trị khi trẻ bị táo bón hiệu quả

Tùy theo từng nguyên nhân mà ba mẹ áp dụng cách điều trị khác nhau, nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

Mẹ cho bé uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

Trong trường hợp bé bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ kịp thời để có thể cắt cơn táo cho bé nhanh nhất có thể.

Mẹ chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh và quả chín từ nhỏ.

 

trẻ bị táo bón

 

Nếu trẻ lớn thì mẹ không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê… thì mới có thể chấm dứt được tình trạng táo.

Mẹ chọn cho bé loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài). Đồng thời khi bé bị táo bón, mẹ cũng nên pha sữa loãng hơn bình thường.

Dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón: như men vi sinh, chất xơ (Prebiotics), các sản phẩm hỗ trợ táo bón. Điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.

Hiện nay, đã có TPCN chứa men vi sinh được phân lập từ kim chi Hàn Quốc, với công thức độc đáo gồm hệ men vi sinh thiên nhiên (Probiotic) và hệ chất xơ thực phẩm (Prebiotic). Sản phẩm này giúp bé hết táo bón, đồng thời kích thích bé ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch, cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng trưởng tốt cũng như phòng tránh còi xương, suy dinh dưỡng.

Có thể dùng men vi sinh thành từng đợt hoặc dùng thường xuyên để phòng tránh táo bón và tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện của bệnh trĩ như chảy máu khi đi cầu, búi trĩ xuất hiện, có thể dùng thêm sản phẩm từ thảo dược như TPCN An Trĩ Vương để hỗ trợ bé tránh xa những rắc rối khi đi cầu.

Ngoài ra mẹ nên xoa bóp để kích thích nhu động cho bé. Mẹ có thể sử dụng thuốc nhuận tràng, men vi sinh hoặc vitamin C theo chỉ dẫn của bác sỹ. Mẹ cũng nhanh chóng điều trị các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu.

Nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được,  thì thụt tháo sẽ là biện pháp cuối cùng. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha mật ong tỷ lệ 5%. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mỗi lần thụt 100 ml, trẻ lớn hơn 1 tuổi thụt 200 ml

5.Phòng ngừa khi trẻ bị táo bón

Để phòng ngừa táo bón ở bé,  mẹ tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau và các loại hoa quả tươi như quýt, bưởi, đu đủ, chuối tiêu, thanh long. Ngoài ra, mẹ tập cho trẻ uống nhiều nước và tham gia các hoạt động trẻ thơ, vừa giúp trẻ mạnh khỏe lại đi tiêu dễ dàng hơn.

Mẹ tập cho bé đi đại tiện đúng giờ, chọn thời gian lúc bé không vội vã, nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột đang hoạt động tăng. Tránh để bé ngồi bô hoặc ngồi hố xí quá lâu. Khi bé có dấu hiệu khó đi tiêu, mẹ xoa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải sang trái, 3 – 4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột.

Giải pháp an toàn và hiệu quả nhất là bổ sung chất xơ hòa tan là Fructo oligosaccharid (FOS) đã được nhiều chuyên gia về nhi khoa khuyến cao sử dụng cho cả mẹ và bé. Vì chất xơ hòa tan không hấp thụ vào máu giúp làm phân mềm và xốp hơn, tăng khối lượng phân giúp kích thích tạo ra nhu động ruột đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng.

Đồng thời, FOS tạo ra môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa phát triển, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động ổn định hơn

6.Trị táo bón cho trẻ em bằng mật ong

 

trẻ bị táo bón

 

Mời các mẹ cùng đọc chia sẻ kinh nghiệm của 1 mẹ dùng mật ong để thụt tháo cho bé nhé. Cách hay đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả với những bé đang gặp khó khăn ‘đầu ra’.

Họ ngoại nhà em vốn có bệnh máu nóng “gia truyền” nên từ khi sinh bé Bi, em đã rất lo lắng vì sợ con cũng vậy. Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, em luôn cố gắng tham khảo rất nhiều sách báo về chế độ ăn uống của mẹ để tạo được sữa mát cho con. Nhờ vậy mà suốt 5 tháng đầu sau sinh, bé nhà em luôn đi ị đều đặn, phân đẹp màu vàng tươi.

Mọi chuyện chỉ thực sự vất vả khi Bi bắt đầu chuyển qua giai đoạn ăn dặm. Ngày cho con ăn thìa bột ngọt đầu tiên, em hạnh phúc khi bé tỏ ra hợp tác, ăn hết veo 60ml bột. Tuy nhiên từ đó, Bi cũng bắt đầu có những dấu hiệu của táo bón. Ban đầu là những lần rặn ị khó khăn, về sau, có khi mãi 5 ngày liền con mới chịu đi một lần. Dù em đã cố hết sức xi và xoa bụng cho con, Bi vẫn thật khổ sở mỗi khi ngồi ị. Đặc biệt là những ngày nắng nóng như mấy hôm nay càng khiến bé bị mất nước sinh ra táo bón. Nhìn con rặn đến đỏ cả mặt mà em không cầm được nước mắt. Cứ tự trách bản thân mình nuôi con sao vụng quá.

Quyết tâm chữa táo bón cho con, em bắt đầu lên mạng ‘lùng sục’ kinh nghiệm. Ngó đông ngó tây, cuối cùng em cũng tìm được một mẹo dân gian là dùng mật ong thụt cho con. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, vợ chồng em quyết định làm theo.

Sáng hôm đấy đến giờ xi ị, em khệ nệ bê ra bình mật ong rừng bà nội ở quê gửi lên đã từ lâu lắm. Hai vợ chồng cẩn thận dùng đầu tăm bông mềm, nhúng vào chút mật ong pha nước ấm với tỷ lệ 1:3 (1 mật ong; 3 nước) rồi nhẹ nhàng đút sâu vào ‘đầu ra’ để thụt cho con. Ngạc nhiên thay, sau 5 phút bôi mật ong, Bi bắt đầu đánh hơi rồi đi tiêu dễ dàng. Nhìn con cười toe toét mà cả nhà em thở phào nhẹ nhõm. Vậy là, mật ong đã cứu vợ chồng trẻ chúng em một bàn thua trông thấy.

Đem chuyện tốt khoe với mẹ chồng, mẹ em tủm tỉm nói: “Bà gửi lên vì biết thế nào hai đứa cũng có lúc cần”. Và mẹ ân cần dặn dò rằng không nên quá lạm dụng mật ong thụt cho bé vì lâu dần sẽ khiến bé mất đi phản xạ rặn. Nguyên nhân gây táo bón không phải là do cơ năng mà chủ yếu là bởi chế độ dinh dưỡng: uống ít nước, ăn ít chất xơ, nhiều chất đạm. Có lẽ để phòng tránh triệt để, em nên bắt đầu bằng việc thay đổi thực đơn ăn dặm cho con. Tác động vào “đầu vào” của bé trước bao giờ cũng tốt hơn tác động vào “đầu ra” các mẹ nhỉ?!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo