Trẻ bị sổ mũi là một trong những triệu chứng thường gặp đặc biệt là trong thời điểm giao mùa hay thời tiết ngày càng khắc nghiệt hiện nay. Vậy nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị sổ mũi và cách điều trị như thế nào là nhanh nhất?
Nhiều em bé rất dễ bị sổ mũi, có khi kèm theo ho, sốt… và cứ phải dùng kháng sinh thì mới khỏi. Khi bé thường xuyên sổ mũi thì mẹ phải làm sao?
1.Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị sổ mũi
Trẻ bị cảm lạnh: Cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây nên và rất dễ lây. Trẻ bị cảm lạnh sẽ đi từ các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ho liên tục cho đến viêm họng, viêm phổi và phế quản. Mỗi năm trẻ có thể bị cảm lạnh tới 8 lần, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
Bé phải ra ngoài trời: Nhất là khi trời lạnh, mũi của bé sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi. Những mạch máu nhỏ bên trong lỗ mũi bị kích thích nên chúng sẽ giãn nở, để sưởi ấm luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi khiến mũi sản xuất nhiều dịch hơn.
Kết quả là bé sẽ bị chảy nước mũi.: Bạn nên giữ ấm vùng chân, tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, dễ làm gia tăng tình trạng đổ mồ hôi. Bạn cũng tránh rửa mặt mũi, chân tay hoặc tắm cho bé bằng nước lạnh
Bé bị viêm mũi: Trường hợp này, bé bị chảy nước mũi mà không kèm theo dấu hiệu bị sốt, bị cảm hoặc cũng không phải là thời điểm sau khi bé khóc, bạn nên đưa bé đi khám
Trẻ bị viêm đường hô hấp: Phổ biến hơn cả là những chứng viêm đường hô hấp trong đó có hiện tượng trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, đôi khi kèm theo ho, sốt…
2.Cách điều trị trẻ bị sổ mũi hiệu quả
Các bác sĩ khuyến cáo: ngay khi trẻ có dấu hiệu mới bị hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ ngay lập tức dùng nước muối sinh lý để xịt, rửa, vệ sinh mũi cho con
Sau đó, cho con uống hoặc nhỏ các loại thuốc đặc trị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… dành riêng cho trẻ em để giảm các triệu chứng và ngăn bệnh kéo dài.
Bạn có thể tham khảo cách nhỏ mũi cho bé như sau để hạn chế tối đa việc trẻ bị sổ mũi như sau:
Để bé nằm ngữa, đầu ngữa nhẹ ra sau.
- Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.
- Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi.
- Làm sạch hốc mũi: Trẻ lớn xì mũi vào khăn sạch, trẻ nhỏ không xì mũi được dùng bóng hút đàm nhớt trong mũi
- Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi ngày 4 lần cho đến khi các bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi. Nếu tình trạng tiết nước mũi nhiều bạn cũng có thể thực hiện cho bé nhiều lần trong ngày
3.Cách phòng ngừa khi trẻ bị sổ mũi hiệu quả
Nhìn chung, trẻ em dưới 6 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị cảm, cúm, viêm đường hô hấp. Cha mẹ cần chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh, bằng việc:
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ở. Giữ cho phòng sạch, thoáng, có ánh nắng. Có thể dùng thêm máy tạo hơi ẩm để phòng có độ ẩm dễ chịu trong những ngày nóng bức hoặc hanh khô.
- Chăm sóc, nuôi con khoa học để tránh làm suy giảm hệ miễn dịch của con.
- Giữ ấm cho con. Tránh để con tiếp xúc với người bệnh bằng cách: Luyện cho con thói quen rửa tay với xà phòng vài lần trong ngày, súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày để vệ sinh đường hô hấp, tiêu diệt vi khuẩn.
- Các gia đình nên mua sẵn cả nước muối sinh lý và siro trị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… để cho con dùng ngay khi chớm bệnh, tránh tình trạng viêm mũi kéo dài.
4.Một số phương pháp chữa khi trẻ bị sổ mũi hiệu quả mà không cần thuốc
- Rửa mũi bằng nước muối
Nước mũi đọng lại thành chất keo gây nên chứng sổ mũi. Do đó, nếu bạn rửa bằng nước muối thì có thể giúp cải thiện tình trạng này. Cách pha như sau:
Hãy pha nửa thìa cà phê muối vào 1/4 lít nước (tương đương với khoảng 2/3 lon bia). Có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, sau đó cho nước muối vào đổ, ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi. Tiếp đó xịt nước muối vào mũi; trong lúc xịt, nhớ hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.
2.Súc miệng nước muối
Với nồng độ như trên, ngậm một ngụm vào miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng.
Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn.
- Uống nhiều nước
Uống nước có thể giúp trôi đi một số đờm còn đọng lại trong cổ họng giúp bạn cảm thấy đỡ khó chịu hơn. Nếu uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Cũng có thể pha them đường hoặc mật nếu không thích vị chua của chanh.
- Kiêng ăn cay
Các chất cay như tiêu, ớt, mù tat… kích thích chảy nước mũi nhiều hơn. Do đó bạn nên hạn chế ăn cay để giảm bớt tình trạng trên.
- Đừng uống sữa
Khi trẻ bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản mau lẹ hơn. Trong sữa bò có rất nhiều chất lactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Vì vậy, bạn nên hạn chế hấp thụ các sản phẩm từ sữa.
- Máy phun hơi ẩm
Khi trời khô, chúng ta phải hít vào không khí quá khô ráo và việc này thường dẫn đến chứng sổ mũi hay nghẹt mũi. Tốt nhất là trong phòng ngủ nên có một máy phun hơi ẩm sẽ giúp không khí đủ độ ẩm và cảm thấy dễ chịu hơn.
5.Một số phương pháp chữa trị trong dân gian khi trẻ bị sổ mũi
- 1. Ăn cháo hành, tía tô: Cháo hành, tía tô thường là bài thuốc chưa cảm cúm quen thuộc cho người lớn. Bài thuốc này cũng tốt với trẻ. Mẹ lưu ý thái nhuyễn rau cho bé dễ nuốt. Đây cũng là một trong những phương pháp chữa trẻ bị sổ mũi được các bà mẹ sử dụng nhiều nhất hiện nay
- 2. Cho bé uống tinh dầu tỏi: Để tỏi bớt hăng, mẹ có thể nướng tỏi lên rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc thêm tỏi vào bữa cháo của bé cũng có tác dụng.
- 3. Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides).
Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.
Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, khi trẻ bị sổ mũi bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.