Cách điều trị khi trẻ bị viêm phế quản nhanh và hiệu quả

Trẻ bị viêm phế quản liên tục và không thể chữa trị dứt điểm khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp mẹ có thêm thông tin về bệnh viêm phế quản và cách điều trị, chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản.

 

trẻ bị viêm phế quản

Hình ảnh minh họa khi trẻ bị viêm phế quản

 

1.Nguyên nhân đẫn đến việc trẻ bị viêm phế quản

Vi-rut là thủ phạm chính gây nên trẻ bị viêm phế quản các chứng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ như cảm lạnh, ho, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được chữa trị kịp thời chúng có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối cổ họng và hai lá phổi với nhau), điều này rất nguy hiểm. Chúng sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại. Nếu bé có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần, vậy là trẻ bị viêm phế quản.

Tiếp sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm màu xanh, xám, hay hơi vàng. Trẻ sẽ có cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, và mệt mỏi.

Bên cạnh đó, khói thuốc lá và bụi bẩn cũng là những nguyên nhân không thể loại trừ. Đa số trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất dễ có nguy cơ trẻ bị viêm phế quản mãn tính.

2.Chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản

Phải giữ ấm cho trẻ và cho trẻ đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ giúp trẻ làm sạch các đường phế quản bằng cách cho uống các loại thuốc làm loãng đờm, giúp tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Nếu có bằng chứng rõ ràng là nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho trẻ. Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không có bụi bẩn và khói thuốc lá, khói than.

Ngay khi trẻ bị viêm phế quản hay bắt đầu ho, sổ mũi, cần quan tâm điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.

Phụ huynh không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì lại là việc rất có ích cho bé.

3.Cách phòng bệnh khi trẻ bị viêm phế quản

– Đảm bảo sức khỏe bà mẹ có thai để tránh sinh non

– Chăm sóc trẻ khoa học, hợp lý, dinh dưỡng cân bằng để tránh suy dinh dưỡng. Ăn dặm đúng độ tuổi.

– Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia.

– Cách ly trẻ nếu có người thân trong nhà mắc viêm phế quản phổi.

Cần giữ vệ sinh môi trường không khí, không để nhiễm khói thuốc lá hoặc bụi bẩn.

Cần tránh để cho trẻ bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi. Cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất đạm và các loại vitamin. Cho tiêm phòng bệnh trước khi trẻ bị viêm phế quản theo đúng lịch tiêm chủng. Trẻ cũng có thể dùng Broncho – Vaxom, loại thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong thành phần thuốc này có chứa 8 loại vi khuẩn hay gây bệnh trên đường hô hấp của con người (dưới dạng chất ly giải vi khuẩn đông khô). Do vậy, có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn tái phát đường hô hấp và nhiễm khuẩn cấp kịch phát của viêm phế quản mãn tính. Người ta đã chứng minh Broncho- Vaxom làm giảm số đợt viêm nhiễm đường hô hấp, giảm thời gian mắc bệnh hô hấp,  giảm số lần tái phát bệnh…/

4.Lưu ý khi dùng thuốc khi trẻ bị viêm phế quản

  • Khi trẻ bị viêm phế quản  chúng ta cần chú ý điều trị dự phòng là công việc quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ. Loại bỏ các dị nguyên gây bệnh: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho các cháu tiếp xúc với bụi khói đặc biệt là khói thuốc lá; nên tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu cho bệnh nhân.
  • Điều trị khi trẻ bị viêm phế quản dự phòng tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít, cho bệnh nhân hít qua buồng đệm với liều ban đầu dùng liều thấp. Tăng tới liều trung bình hoặc liều cao đến khi kiểm soát được. Cứ mỗi 3 tháng bệnh nhân cần đi khám, nếu bệnh được kiểm soát tốt mới hạ liều thuốc. Khi điều trị 1 năm mà bệnh hen phế quản được kiểm soát hoàn toàn thì có thể ngừng điều trị dự phòng, tránh ngừng thuốc điều trị dự phòng đột ngột vì triệu chứng của bệnh có thể tái phát nặng.
  • Thuốc nhóm chủ vận tác dụng kéo dài chỉ nên dùng dưới dạng phối hợp với thuốc nhóm corticoid dạng hít như seretide, symbicort. Dùng dự phòng trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản đã dùng liều trung bình corticoid dạng hít mà không kiểm soát được.
  • Có thể dùng các thuốc nhóm kháng leucotriene ở bệnh nhi mắc hen phế quản nặng khó kiểm soát khi đã hít liều cao corticoid. Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh (salbutamol, bricanyl dạng hộp xịt có liều định chuẩn, xịt mỗi lần 2 nhát qua buồng đệm). Cha mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản cần thường xuyên có thuốc đó dự trữ để dùng cắt cơn hen cho trẻ khi cần. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thường xuyên các thuốc cắt cơn này thì phải chú ý tăng liều thuốc dự phòng.
  • Chú ý khi thấy trẻ tím tái, thở rất nhanh > 70 lần/phút, khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ thì nên đưa trẻ đến cấp cứu tại các cơ sở hồi sức gần nhất càng sớm càng tốt.
  • Do có nhiều tác dụng phụ nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Thuốc cắt cơn nhóm xanthine không nên dùng cho trẻ em vì nhiều tác dụng phụ.
  1. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

Cũng giống như những chứng bệnh viêm khác, trẻ bị viêm phế quản chịu tác động rất nhiều của cách ăn uống. Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia y tế hàng đầu trên thế giới đã chỉ ra rằng: có mối quan hệ mật thiết giữa ăn uống và sự tăng lên hay giảm nhẹ của tình trạng viêm phế quản.

Những thực phẩm không  ăn khi trẻ bị viêm phế quản

  • Tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào như: khoai tây chiên, bánh rán, thịt rán,… Những món ăn giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao, calo cao cũng không được khuyến khích đối với bệnh nhân viêm phế quản, bởi nó là thủ phạm làm tăng triệu chứng khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản.
  • Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho.
  • Trẻ bị viêm phế quản nên tránh các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì những thực phẩm này sẽ khó long đờm.
  • Không nên uống rượu vì rượu làm gia tăng tình trạng viêm phế quản. Đặc biệt không nên uống rượu trước khi đi ngủ vì khả năng thông khí của phổi người bệnh vốn đã kém. Nếu uống rượu trước khi đi ngủ se làm liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp thở hoặc ngừng thở dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.
  • Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Khi đó các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng, làm tình trạng trẻ bị viêm phế quản gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp. Vì thế bệnh nhân viêm phế quản không nên tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn.
  • Nên giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn đối với trẻ bị viêm phế quản, bởi nếu trẻ bị viêm phế quản thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt,… gây tình trạng đường tinh luyện trong cơ thể bị thừa, làm gia tăng hiện tượng khó thở.

Những thực phẩm cần thiết cho trẻ bị viêm phế quản

 

trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả

 

  • Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.
  • Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi, và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Trẻ bị viêm phế quản nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên cần chú ý các sản phẩm sữa đó phải có hàm lượng chất béo thấp). Tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với trẻ bị viêm phế quản.
  • Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Trẻ bị viêm phế quản thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng của bệnh nhân.
  • Như vậy đối với trẻ bị viêm phế quản thì chế độ ăn uống cũng là một phương pháp góp phần điều trị khi trẻ  bị  viêm phế quản.
  • Chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở của trẻ bị viêm phế quản . Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho trẻ bị  viêm phế quản được bác sĩ khuyên dùng: dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo