Trẻ bị hăm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ quấy khóc, khó chịu..đặc biệt là trẻ sơ sinh.Số lượng các bé bị viêm da do hăm tã chiếm 30%. Hơn 80% các mẹ gặp phải sai lầm trong việc dùng tã cho con.
Số lượng trẻ phải đi khám bệnh vì trẻ bị hăm tã lót (hăm tã) tăng lên đáng kể, lên tới hơn 30%. Nếu tình trạng hăm tã này kéo dài sẽ khiến trẻ bị tổn thương vùng sinh dục, viêm đường tiết niệu… ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ nhỏ.
1.Triệu chứng cho thấy trẻ bị hăm
Hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng quấn tã như mông, đùi trên, bụng dưới… Da vùng quấn tã có các biểu hiện cấp tính như các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy.
Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ…Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc.
Một triệu chứng cũng dẫn trẻ bị hăm đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý.
Những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.
2.Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm
– Quên không thay tã trong nhiều giờ buộc làn da mỏng manh của trẻ phải tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu gây kích ứng da.
– Dùng loại bỉm không hợp với cơ địa của trẻ hoặc khi vệ sinh vùng kín cho con bố mẹ sử dụng khăn ướt có chất tẩy rửa mạnh.
– Quấn tã quá chặt, mặc đồ quá chật cọ xát vào da thịt khiến trẻ bị hăm bẹn, lưng quần.
– Bôi phấn rôm quá thường xuyên (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã).
-Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).
Một số bé bị tiêu chảy cũng có thể bị hăm do đi ngoài, trẻ phải dùng kháng sinh làm mất sự cân bằng vi khuẩn trên da gây ra trẻ bị hăm .
3.Cách chăm sóc trẻ bị hăm
Việc trẻ bị hăm là do da bị ẩm ướt kéo dài, không thông thoáng, nóng ẩm, ứ đọng quá lâu, đây chính là môi trường để vi khuẩn có trong nước tiểu “tấn công” làn da bé. Bạn nên giảm số giờ mặc tã cho bé vào ban đêm lẫn ban ngày và cố gắng không mặc khi không cần thiết.
ưu ý, thường xuyên thay tã cho bé để tránh nước tiểu ứ đọng quá lâu. Thường xuyên thay tã cho bé để tránh nước tiểu ứ đọng quá lâu.
Bạn cũng nên thường xuyên thay đổi loại tã cho bé, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Ví dụ, vào mùa hè trời nắng nóng, bé ra mồi hôi nhiều, bạn nên chọn loại tã siêu mỏng, nhẹ và thoáng mát. Khi trời se se lạnh hoặc khi bé ngủ, bạn có thể chọn loại tã siêu thấm để bé ngủ được ngon hơn.
Lựa chọn các loại tã giấy có khả năng thấm hút tốt, chống hăm, sử dụng nhiều tinh chất tự nhiên, có chất siêu dẫn thấm ngược và mặt đáy biết thở để da bé luôn được khô thoáng. Bạn cũng nên lưu ý chọn loại vừa với cỡ của bé để khi mặc vào, miếng dán sẽ nằm trên miếng nhựa của tã.
Thường xuyên để ý, nếu bé đi tiêu thì phải thay tã ngay. Khi thay tã, bạn vệ sinh sạch sẽ và lau khô thoáng cho bé.
Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.
Nếu thấy bé bị viêm da thì phải ngừng ngay việc mặc tã cho bé, làm khô thoáng và sạch sẽ vùng da bị viêm, nếu vẫn không khỏi, bạn hãy mang đến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp chữa trị tốt nhất.
Hướng dẫn cách giúp bé không bị hăm tã
Phân nhão do thuốc kháng sinh, thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc những kích thích do mọc răng cũng khiến hăm phát triển. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn giảm cho trẻ bị hăm :
- Nên dùng tã giấy có khả năng hút tốt vì nó sẽ khiến da của bé khô lâu. Nên thay tã cho con thường xuyên ngay cả khi bạn nghĩ bé không bị ướt.
- Nên rửa sạch vùng quấn tã với nước sau khi thay tã. Không dùng khăn ướt có cồn để lau cho con
- Nếu trẻ bị hăm nặng , sau khi vệ sinh xong nên nhúng mông của bé vào chậu nước có pha baking soda (một bát nhỏ baking soda vào một chậu nước). Cách này giúp trung hòa axit trong phân và nước tiểu. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm.
- Thỉnh thoảng, nên để mông, bẹn của bé được thoáng khí. Trong giấc ngủ ngắn của bé, nếu trời ấm, bạn có thể cởi bỉm cho con, gấp một chiếc tã vải lót trên tấm ni-lon rồi kê dưới mông của bé, tránh giường ướt do bé tè.
- Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã.
- Nếu những nốt ban đỏ mọc dưới rốn của bé thì bạn nên gập cạp của bỉm ra bên ngoài để hạn chế phần cạp này cọ vào bụng của bé.
4.Thực phẩm khiến trẻ bị hăm nặng hơn
Sẽ rất khó tin, nhưng thực phẩm hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi thành phần phân của bé. Đáng chú ý là những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… Khi có dấu hiệu trẻ bị hăm tã, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày để cải thiện tình hình.
Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần chú ý khẩu phần ăn của mình. Bởi ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của bé thay đổi, cũng là nguyên nhân trẻ bị hăm .
Bên cạnh những loại kem chống hăm trên thị trường, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, được các mẹ chia sẻ rộng rãi như: Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé. Cách thứ 2 là lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.
Chống hăm da cho bé không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc, mà còn tùy vào nguyên nhân, triệu chứng để đưa bé đến bệnh viện khám chữa.
5.Một số phương pháp trị hăm trong dân gian
- Lá trà xanh rửa sạch, đun sôi, để nguội, rửa vùng hăm cho bé ngày 3 lần, có thể nhúng toàn bộ vùng trẻ bị hăm vào chậu để thấm hút được rộng hơn. Rửa xong lau khô sạch sẽ để thoáng mát vừa phải rồi bôi thuốc nếu cần.
- Lấy 3 hoặc 4 lá trầu, rửa sạch, đun sôi để nguội. Dùng khăn sạch thấm nước trầu lên vùng da trẻ bị hăm ngày 3 lần, liên tục 1 tuần.
- Búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên để nguội, rửa chỗ hăm cho bé ngày 3 lần.
- Nụ vối rửa sạch, đun sôi, khi nước còn ấm dùng rửa và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm của bé.
- Lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát, sau đó thoa nhẹ nước ấm lên vùng da bị hăm của bé. 6. Lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi ấm vừa rồi chắt lấy nước. Dùng mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá khế để ấm vừa phải, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.
Lưu ý: không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tìm khoảng 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da trẻ bị hăm
- Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.