Trẻ bị đau mắt – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Trẻ bị đau mắt đỏ thông thường không đáng lo ngại, bởi vì bệnh đau mắt đỏ la bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách, vệ sinh sạch sẽ thì bệnh lại trở nên vô cùng nguy hiểm, thậm chí khiến trẻ bị mù lòa.

 

Trẻ bị đau mắt đỏ

Trẻ bị đau mắt đỏ thông thường không đáng lo ngại

 

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp hiện nay đang bùng phát trong cả nước. Nguyên nhân do virus dễ lây lan và có thể gây thành dịch. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người đau mắt đỏ khác vì bệnh có thể lây lan qua hô hấp, nước bọt, hoặc tiếp xúc với các đồ dùng của người bị bệnh. Dưới đây là các triệu chứng chính khi bị đau mắt đỏ và cách phòng chữa bệnh.

1.Dấu hiệu cho thấy trẻ bị đau mắt đỏ

Khi đau mắt đỏ bé sẽ có nhiều biểu hiện mà mẹ có thể quan sát ngay bằng mắt thường như:

–          Mắt đỏ và có ghèn (gỉ mắt hoặc dử mắt)

–          Đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt

–          Ghèn mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.

–          Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt

Khi bị đau mắt đỏ, thị lực của bé không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.

2.Nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ

Mắt đỏ có thể được gây ra bởi nhiều vi khuẩn và vi-rút có khả năng gây ra cảm lạnh và các loại bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm cả nhiễm trùng tai, viêm xoang và viêm họng. Đó cũng có thể là do loại vi khuẩn gây ra bệnh lậu và chlamydia, hai bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Nguyên nhân gây ra mắt đỏ cũng có thể là do dị ứng. Những đứa trẻ hay bị dị ứng thời tiết hoặc các tác nhân khác, chẳng hạn như sốt cỏ khô. Những tác nhân dị ứng chính gây viêm kết mạc bao gồm phấn hoa cúc vàng, lông động vật và ve, bọ trong bụi rậm.

Đôi khi một chất lẫn trong môi trường có thể gây kích ứng mắt và gây ra đau mắt đỏ. Chẳng hạn như hóa chất (chlorine, xà phòng, v.v.) hoặc ô nhiễm không khí (khói).

3.Cách điều trị trẻ bị đau mắt đỏ

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, một hay hai ngày đầu, phụ huynh có thể nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9 %) hoặc nước mắt nhân tạo, kháng viêm cho trẻ để giảm triệu chứng khó chịu, đồng thời giúp trẻ mau lành bệnh.

Đến ngày thứ ba, nếu bệnh không thuyên giảm, cần đưa trẻ đến bệnh viện. Bệnh đau mắt đỏ có những triệu chứng chung với những bệnh về mắt nên phải đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể trở nặng và dễ gây biến chứng…

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid (dexa) để nhỏ cho trẻ. Cũng không được đắp các loại lá lên mắt bé vì rất dễ gây nhiễm trùng.

Nếu nhiều người trong gia đình bị đau mắt đỏ thì mỗi người dùng riêng một chai thuốc nhỏ. Việc dùng chung một chai thuốc sẽ khiến bệnh có thể diễn tiến nặng thêm. Dùng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng, rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn để hạn chế lây bệnh cho người khác. Cần bảo vệ mắt cho bé bằng cách đeo kính râm.

Khi vệ sinh mắt, cần lưu ý dùng bông gòn sạch lau khô, chườm lạnh để giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu. Bé cần nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp trong giai đoạn bệnh cấp để tránh lây lan. Tránh dụi tay vào mắt, không vứt bông, khăn thấm mắt bệnh ra môi trường xung quanh. Không bơi trong giai đoạn có dịch.

4.Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Nếu bé chẳng may bị đau mắt đỏ, những việc mà mẹ cần làm để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của bé đó là:

– Đưa trẻ tới các cơ sở khám chưa bệnh để có những xử trí và lời khuyên kịp thời từ cán bộ y tế.

– Không được tự ý dùng thuốc cho trẻ, không dùng đơn thuốc cũ của trẻ khác

– Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

– Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

– Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Cho bé nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra

– Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…

Ngoài ra, đau mắt đỏ là bệnh rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc với người bị đau mắt  đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút, nên khi một người trong gia đình bị đau mắt đỏ, các thành viên còn lại trong gia đình cũng nên nhỏ mắt thường xuyên, vệ sinh tay sạch sẽ….sau khi tiếp xúc với người bệnh.

5.Trẻ bị đau mắt đỏ lây qua đường nào?

o             Cách ly bệnh nhân: thời gian cách ly tối thiểu là 7 ngày, người bệnh chỉ nên ở nhà tra thuốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác, nếu có biểu hiện viêm đường hô hấp trên nên đeo khẩu trang.

o             Đa phần bệnh sẽ tự khỏi sau 7-14 ngày. Có thể dùng kháng sinh để ngừa bội nhiễm, nhằm tránh kéo dài thời gian bệnh, có thể gây tổn thương xâm lấn vào giác mạc, nếu nặng có thể để lại sẹo giác mạc. Nếu 2 mi sưng nhiều, có thể dùng  khăn lạnh đắp lên mắt, giúp giảm sưng và tạo cảm giác dễ chịu.

o             Khi rửa mặt cần dùng khăn riêng, chậu riêng, giặt khăn bằng xà phòng.

o             Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.

o             Các dụng cụ y tế dùng để khám chữa mắt cần sát trùng cẩn thận để tránh lây lan.

o             Bể bơi công cộng cần sát trùng đầy đủ bằng Clo.

o             Khi có dịch cần hạn chế tập trung đông người, tạm đóng cửa các bể bơi công cộng.

o             Giữ gìn sạch sẽ nguồn nước sử dụng hàng ngày.

o             Giữ môi trường sạch sẽ.

o             Phòng bệnh khi đang có dịch

o             Bé cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, thông thường dùng Chloroxit 0,4% (hoặc Natriclorua 0,9% nhỏ mắt nhiều lần/ ngày hay thuốc mỡ Tetraxyclin 1% tra mắt 2 lần/ ngày). Tốt nhất là đến ngay bác sĩ khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

o             Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính ít để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Không ít trường hợp bệnh kéo dài, biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực nên cần có ý thức phòng bệnh tốt và điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ nhãn khoa.

o             Bệnh đau mắt đỏ thường phát thành dịch vào mùa mưa, đặc biệt là vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ như siêu vi, vi khuẩn, dị ứng…

o             Thời điểm nên đưa bé đi khám

o             – Nếu bạn nghi bé bị đau mắt đỏ, để đảm bảo an toàn bạn cần đưa bé đi khám sớm. Bác sĩ sẽ quyết định nguyên nhân và cách điều trị. Nếu bé kêu bị đau mắt, thay đổi thị giác, nhạy cảm với ánh sáng, bạn cũng cần đưa con đi khám sớm. Nếu đau mắt đỏ không cải thiện sau 2-3 ngày điều trị thì cũng cần đưa con đi khám.

o             – Nếu đôi mắt bị đau ở bé bắt đầu sưng, đỏ và mềm ở mí mắt và khu vực quanh mắt, kèm sốt, hãy đưa bé đi khám. Những triệu chứng này cho thấy nhiễm khuẩn đã đi xa hơn bệnh đau mắt đỏ và cần điều trị thêm.

6.Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị đau mắt đỏ

  • Các chuyên gia nhãn khoa khẳng định không có chuyện bị lây đau mắt đỏ vì nhìn bệnh nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người có cảm tưởng như vậy bởi họ nghĩ mình không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Với những trường hợp đau mắt do vi rút, có thể lây qua nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ hô hấp. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể kèm theo hiện tượng viêm họng hạch hoặc đôi khi có hạch ở tay.
  • Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.
  • Đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.
  • Đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi; qua đồ dùng cá nhân, khăn tay; qua nước bị nhiễm khuẩn (nước hồ bơi). Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống cùng một nhà.
  • Bệnh đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc.
  • Để phòng ngừa bệnh, cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân); khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác. Tốt nhất hãy tới bác sĩ nhãn khoa để khám và được điều trị, dùng thuốc đúng cách.
  • Để tránh bị đau mắt đỏ, cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt một vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch; thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo