Trẻ bị đầy bụng thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu là những biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa. Thông thường nó sẽ mất đi trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, bạn cần phải xử lý nhanh chóng để tránh những biến chứng xấu sau này.

 

trẻ bị đầy bụng

Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu là những biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa.

 

Các bệnh lý liên quan đến đau bụng trẻ bị đầy bụng  có thể biến hóa khôn lường từ vô hại đến cực kỳ nguy hiểm, chính vì vậy mà ba mẹ không bao giờ được phép chủ quan với những cơn đau này. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp nhất liên quan đến chứng trẻ bị đầy bụng

 

1.Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng

 

Ăn uống không hợp lý

Những bé được cho ăn dặm bột, cháo quá sớm nên tinh bột, glycoprotein không được tiêu hóa tốt trong một hệ tiêu hóa còn non nớt làm sinh ứ hơi nhiều trong ruột, gây trẻ bị đầy bụng , rất khó chịu và hậu quả về lâu dài là bé sẽ chậm tăng cân, hay bị bệnh về đường tiêu hóa.

 

Ngoài ra, một số loại thực phẩm họ đậu, đường fructose, sorbitol trong trái cây cũng gây sinh hơi nhiều nên khi sử dụng dạng thực phẩm này sẽ có một số trẻ bị đầy bụng , đầy hơi. Trường hợp này, nên đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn thích hợp.

 

Tiêu chảy

Nguyên nhân là do bé bị mất điện giải nhiều qua phân (điển hình là kali) sẽ gây trướng bụng, dẫn đến chèn ép cơ hoành, gây ói nhiều và mất điện giải, làm cho bụng lại trướng lên hơn. Để điều trị, cần bổ sung điện giải đúng và đầy đủ thì bé sẽ hết bệnh.

 

Táo bón

Táo bón gây ứ phân nên vi trùng sẽ sinh hơi trong đại tràng làm bụng bé hay bị trướng. Cần đưa bé đến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp để tránh nguy hiểm.

 

Trào ngược dạ dày

Hơi bị tống xuất theo chiều ngược so với bình thường nên bé hay bị trướng bụng, ợ hơi, dễ nôn ói. Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm để bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, giúp bé tăng cân tốt, phát triển bình thường. Phương pháp điều trị thông thường là để bé nằm đầu hơi cao hơn, nằm nghiêng, tránh hít sặc nếu bé bị nôn, cho bé uống thuốc điều trị triệu chứng.

 

Bệnh về đường ruột

Những hội chứng đại tràng kích thích, bệnh giảm nhu động ruột làm hơi chứa lâu trong ruột gây trướng. Phình đại tràng bẩm sinh cũng là một bệnh làm trẻ bị đầy bụng . Cần khẩn cấp đưa bé đến bệnh viện.

 

Bất dung nạp đường lactose, tinh bột

Bé có tình trạng này thì khi ăn thực phẩm có các thành phần này sẽ sinh hơi nhiều trẻ bị đầy bụng .

 

Nhiễm kí sinh trùng đường ruột

Việc bé bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột cũng gây trẻ bị đầy bụng . Biện pháp phòng ngừa là cần cho bé xổ giun định kỳ 6 tháng/lần.

 

Nguyên nhân khác

Các bệnh khác như viêm ruột thừa cấp tính, lồng ruột, tắc ruột… cần đưa bé đến bệnh viện sớm để can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

 

2.Dấu hiệu cho thấy trẻ bị đầy bụng

 

Bé bị đầy bụng khó tiêu cũng không khó nhận biết đối với bà mẹ, bởi khi bé có dấu hiệu thường xuyên bỏ ăn, kén ăn hoặc ăn ít hơn thường ngày. Kèm với các dấu hiệu buồn nôn khi ăn xong, hoặc đối với bé nhỏ sẽ thường khóc đêm, bởi hơi trong bụng khiến trẻ khó chịu, khó ngủ nên quấy khóc về đêm.

 

3.Cách xử lý khi bé bị đầy bụng, khó tiêu

 

Giúp bé xì hơi

“Xì hơi” sẽ giúp cho bé bớt khó chịu hơn khi bị đầy bụng. Để giúp bé xì hơi mẹ có thể làm một vài động tác sau:

 

  • Cử động chân bé giống như đạp xe có thể giúp bé hết đầy hơi: Đặt trẻ bị đầy bụng nằm ngửa sau đó lấy một chân bé kéo ngược lên ngực. Thực hiện thật nhẹ nhàng. Sau đó lại đẩy xuống đồng thời đẩy chân bên kia lên. Cử động này tương tự như khi ta đạp xe đạp. Nó khiến cho bé thích thú mà lại có thể giảm được khí trong bụng. Mẹ nhớ là không thực hiện động tác này khi bé vừa ăn no nhé.

 

  • Làm cho bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách vuốt lưng cho bé. Bé không tự làm được và mẹ cần phải giúp bé một tay.

 

Mẹ nên thực hiện biện pháp này một cách thường xuyên. Mẹ có thể thực hiện theo quy trình sau:

  • Trước tiên, mẹ nên ngồi thẳng trên một chiếc ghế dễ chịu. Đặt bé yêu ngồi vào trong lòng và để lưng, đầu của bé đặt lên cánh tay. Tay bạn nên dựa vào thành ghế để có lực đỡ bé.

 

Bạn dùng bàn tay giữ đầu, cổ của bé đồng thời khuỷu tay đỡ lưng. Bạn có thể cho bé bú hoặc cho bé bú bình theo cách này sẽ giúp bé giảm được hơi trong dạ dày cũng như khỏi bị nôn trớ. Khi bé ăn xong, bạn nên vuốt nhẹ dọc theo lưng cho bé để bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài.

 

  • Ôm bé: Ôm bé sát vào ngực mẹ, đu đưa bé nhẹ nhàng hoặc bế bé hơi ngả người xuống, với bụng của bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Vị trí này giúp bé xì hơi tốt và một số người mẹ nhận thấy, bé xì hơi được thì đỡ bị đầy bụng

 

Chườm nóng

Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô.

 

Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.

Đối với những trường hợp bé không có dấu hiệu giảm đầy bụng khi mẹ thực hiện một số mẹo trên thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có thể chuẩn đoán bệnh đúng nhất và có cách xử lý phù hợp.

 

Massage bụng

Massage là cách giảm đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

 

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị trẻ bị đầy bụng , táo bón, chướng bụng, đầy hơi do loạn khuẩn ruột, nhiễm khuẩn ruột, dùng kháng sinh hoặc do các nguyên nhân khác.

 

Sau khi tham khảo thông tin trẻ bị đầy bụng khó tiêu nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất trên đây hy vọng các bậc cha mẹ sẽ có cách chăm sóc xử lí tốt nhất khi trẻ nhà mình bị đầy bụng. Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho mecuteo.net để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nhé.

 

4.Phương pháp chữa trị cho trẻ bị đầy bụng trong dân gian

 

Nước chanh

 

trẻ bị đầy bụng

 

Nước chanh là nước trái cây tốt nhất và an toàn để chữa trẻ bị đầy bụng . Một ly nước chanh sẽ giúp loại bỏ các vấn đề về dạ dày trong vòng 48 giờ.

 

Nước quả Amla

Nước ép quả Amla có thể gây ra đau họng. Vì vậy, sau khi uống loại nước này, hãy chắc chắn rằng con bạn uống một ly sữa hoặc một ly nước ấm.

 

Rau mùi

Làm sinh tố từ hai cành lá rau mùi và một nửa cốc sữa ấm. Cho con bạn uống ly sinh tố này vào buổi sáng sớm lúc bụng đói. Đây là một cách chữa bệnh nhanh và là một bài thuốc dân gian an toàn để chữa trẻ bị đầy bụng.

 

Sữa tươi

Nếu bạn cho con uống một ly sữa tươi ba lần trong một ngày, con bạn sẽ không bị khó tiêu. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để trẻ bị đầy bụng .

 

Nước cam

Bài thuốc dân gian tốt nhất để chữa chứng khó tiêu ở trẻ em là cho uống một ly nước cam ngay sau khi con bạn thức dậy vào buổi sáng. Nước cam là liều thuốc tốt nhất cho các vấn đề dạ dày.

 

Bạc hà

Nửa ly nước ép bạc hà sẽ làm ra điều kỳ diệu cho các vấn đề về dạ dày như trẻ bị đầy bụng . Bạc hà giúp làm dịu dạ dày và giúp chúng khỏi bị nhiễm trùng.

 

Gừng tươi

Cách chữa trị tốt nhất cho bất kỳ vấn đề nào về dạ dày là gừng. Trẻ em bị chứng khó tiêu có thể uống một ly sữa có một muỗng cà phê gừng bào nhỏ trong đó. Gừng chữa tất cả các vấn đề về dạ dày.

 

Bưởi

Một ly nước bưởi sẽ giúp chữa bệnh khó tiêu ở trẻ em trong vòng hai ngày. Bạn có thể cho con uống nước ép hoặc ăn trái bưởi. Bưởi có một hàm lượng nhất định các chất kháng acid sẽ giúp chữa trị tất cả các loại vấn đề về dạ dày.

 

Tỏi

Bài thuốc dân gian đơn giản nhất giúp điều trị trẻ bị đầy bụng  là tỏi. Hãy thêm một ít tỏi vào thức ăn của con bạn có thể làm nên điều kỳ diệu trong việc thoát khỏi chứng khó tiêu ở trẻ em.

Hy vọng với bài thuốc dân gian chữa trẻ bị đầy bụng tại nhà trên đây các mẹ sẽ có cách chữa chứng khó tiêu đầy bụng cho bé thật an toàn giúp ăn ngon miệng phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo