Trẻ bị thiếu máu – Dấu hiệu và cách điêu trị cho trẻ bị thiếu máu

Trẻ bị thiếu máu là một trong những bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ. Trẻ bị thiếu máu tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có những biến chứng khác nhau. Trẻ bị thiếu máu nặng có thể dẫn đến giảm trí thông minh, gan, lá lách to, chân tay biến dạng, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong.

 

trẻ bị thiếu máu

Trẻ bị thiếu máu là một trong những bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ

 

1.Bệnh thiếu máu là gì?

Trẻ bị thiếu máu là tình trạng bất thường của hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu).

 

Hồng cầu đóng vai trò như “chiếc xe tải”, dùng để chở oxy trong máu. Khi ta hít vào, không khí có chứa oxy đi vào phổi, oxy được khuyếch tán từ phổi vào trong máu, tại đây oxy được gắn lên bề mặt của hồng cầu và hồng cầu chở oxy đến các cơ quan khắp nơi trong cơ thể.

2.Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu máu

  • Trẻ bị thiếu máu da xanh niêm mạc nhợt từ từ.
  • Trẻ trẻ bị thiếu máu mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, lên cân chậm.
  • Xét nghiệm: Huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.
  • Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.

 

  • Trẻ trẻ bị thiếu máu trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.

 

  • Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của trẻ bị thiếu máu bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của “xe” chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.

 

  • Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…
  • Trẻ trẻ bị thiếu máu còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.

3.Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu

Sự bất thường trong huyết cầu tố: Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Chính điều này sẽ làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết gây nên tình trạng trẻ bị thiếu máu .

 

Thiếu dinh dưỡng thích hợp: Để tạo hồng cầu cơ thể của trẻ bị thiếu máu  cần đủ lượng sắt, B12 và vitamin. Khi cơ thể bé thiếu sắt và vitamin dẫn tới tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu. Điều này thường sảy ra ở những trẻ trên 1 tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng.

 

 

trẻ bị thiếu máu

 

Biến dạng trong tủy xương: Tủy xương đóng vài trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Nên bệnh ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu.

 

Cung cấp sắt thiếu

Chế độ ăn thiếu sắt: Thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, thiếu thức ăn nguổn gốc động vât.

Trẻ bị thiếu máu do đẻ non, thiếu cân lúc đẻ, sinh đôi (lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít).

Hấp thu sắt kém

Giảm độ toan dạ dày.

Tiêu chảy kéo dài.

Hội chứng kém hấp thu.

Dị dạng ở dạ dày – ruột.

Mất sắt quá nhiều: do chảy máu từ từ, mạn tính như bị giun móc, loét dạ dày – tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục.

Nhu cầu sắt cao: giai đoạn trẻ lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dây thì, tuổi hành kinh mà cung cấp sắt không tăng.

4.Phải làm gì khi trẻ bị thiếu máu?

  • Cho trẻ bị thiếu máu ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.

 

  • Cho trẻ bị thiếu máu ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng (xem phần ăn bổ sung). Trong thực đơn hàng ngày tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt.
  • Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ hấp thu sắt.

 

  • Khi trẻ bị thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn phải cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.

5.Điều trị trẻ bị thiếu máu

Điều trị trẻ bị thiếu máu  phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.

 

Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.

 

Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.

 

Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho bé:

Bạn có thể tăng cường thêm chất sắt cho trẻ bị thiếu máu  bằng cách cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt có trong động vật như thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, thịt các loại gia cầm… rất dễ hấp thụ đối với cơ thể. Hay các thực phẩm giàu vi-ta-min C như các loại rau quả nước cam, cam, dâu Tây, tiêu đỏ, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây cũng có thể giúp tăng cường chất sắc thực vật…

 

Hướng dẫn trẻ uống chế phẩm sắt.

Thực hiện y lệnh truyền máu (nếu có).

Hướng dẫn ăn nhiều chất đạm, vitamin C, axit folic.

Thực hiện y lệnh thuốc.

Đánh giá mức độ tiến triển của thiếu máu:

Mức độ da xanh, niêm mạc nhợt tăng hay giảm.

Theo dõi mức độ chảy máu (nếu có).

Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp.

Xét nghiệm lại công thức máu sau 1 tuần, 2 tuần điều trị: dựa vào số lượng hổng cầu non, số lượng hổng cầu và lượng huyết sắc tố để đánh giá tiến triển của trẻ bị thiếu máu .

Nguy cơ suy tim do tim làm việc bù trong th ời gian dài vì thiếu máu:

Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, tránh gắng sức.

Thực hiện y lệnh truyền máu.

Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim (nếu có).

Thực hiện y lệnh thở oxy (nếu có).

Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở.

Theo dõi số lượng nước tiểu.

Thiếu hụt dinh dưỡng do thiếu yếu tố tạo mấu là sắt:

Cho bệnh nhân ăn chế độ ăn lỏng, giàu năng lượng đặc biệt các thức ăn có hàm lượng sắt cao như thịt nạc, lòng đỏ trứng, đâu, rau xanh, nước hoa quả.

Thực hiện y lệnh thuốc để tăng khả năng tạo máu: viên sắt.

Cho trẻ uống các muối sắt, các muối sắt hoá trị 2 dễ hấp thu hơn. Liều lượng có hiệu quả là 4 – 6 mg/kg/ngày. Có thể dùng:

Sulfat sắt: 20 mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần, uống giữa 2 bữa ăn (vì photphat, phytat làm giảm khả năng hấp thu sắt).

Hoặc gluconat sắt: 40 mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần, uống giữa 2 bữa ăn.

Thời gian điều trị 8 – 12 tuần, có thể kéo dài hơn.

Cho uống kèm thêm vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Chú ý : giải thích cho gia đình và bệnh nhân biết khi dùng thu ốc phân của trẻ có màu đen xám, có thể có táo bón kèm theo. Trong trường hợp trẻ bị thiếu máu  dùng quá liều có thể gây nôn, ỉa lỏng, cần giảm liều.

6.Chế độ ăn cho trẻ bị thiếu máu

1/4 tách rau biển (bao gồm các loại tảo, rong biển)

1/3 tách bột ngũ cốc pha sẵn: 4.5mg

1/3 tách bột yến mạch pha sẵn: 4mg

1/4 tách sữa đậu nành: 2.2mg

1/4 chén thịt heo, đậu nướng và nước sốt cà chua: 2mg

1/4 tách đậu xanh

28g thịt thái lát nướng: 1mg

28g tôm: 9mg

1/2 bánh mì hamburger loại vừa (khoảng 43g): 9mg

1/4 tách đậu đen: 9mg

1 thìa súp mầm lúa mì: 5mg

1/4 chén đậu phụ: 9mg (lượng dưỡng chất sẽ khác nhau tùy vào từng loại đậu phụ.)

1/2 quả trứng lớn: 3mg

28g thịt ức gà: 2mg

Lưu ý: Số mg sẽ thay đổi tùy vào dụng cụ đo lường, chất lượng thực phẩm và nhãn hàng…

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo