15 dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ mẹ cần phải biết

Trẻ bị tự kỷ  hoàn toàn có thể chữa dứt điểm được nếu mẹ có thể nhận biết được những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ sớm để có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy nên những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ dưới đây có thể giúp mẹ có thể nhận biết một cách rõ ràng nhất về bệnh tự kỷ của trẻ.

 

trẻ bị tự kỷ

Trẻ bị tự kỉ là một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần

 

1.Bệnh tự kỷ là gì?

Tự kỉ là một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần. Theo số liệu từ khoa phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết năm 2007 có tới 268% số trẻ em mắc bệnh tự kỉ, và số liệu này vẫn không ngừng tăng lên, nhưng việc nhận biết triệu chứng trẻ bị tự kỷ  để phát hiện sớm và chăm sóc trẻ còn chưa được quan tâm nhiều, các bà mẹ còn thiếu nhiều kiến thức về bệnh tự kỉ. Vì thế, các bà mẹ nên đọc và tìm hiểu về triệu chứng bệnh tự kỉ ở trẻ và cách điều trị.

2.Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

  • Di truyền: Theo các nghiên cứu y học cho thấy 90% trẻ bị tự kỷ là do di truyền, vì thế trong gia đình có người mắc bệnh tự kỉ thì on cháu họ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỉ.

 

  • Trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh cúm, sởi … điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, không những có nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị dạng mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.

 

  • Đái tháo đường: các nghiên cứu tổng hợp đã chứng minh rằng, những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai sẽ tăng gấp đôi nguy cơ trẻ bị tự kỷ.

 

  • Những bà bầu sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc an thần, axit valproic hoặc thuốc điều trị dạ dày, tá tràng, viêm khớp…đều khiến thai nhi dễ mắc bệnh tự kỉ sau khi trào đời.

 

  • Thuốc trừ sâu: Năm 2007 các nhà nghiên cứu khoa sức khỏe cộng đồng California cho biết phụ nữ trong 8 tuần đầu thời kì mang thai sống gần nơi ruộng đồng nông trại có phun nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sâu bọ … thì có nguy cơ mắc trẻ bị tự kỷ cao hơn những nơi có môi trường trong lành, sạch sẽ.

 

  • Gặp vấn đề về tuyến giáp: Vấn đề về tuyến giáp là do sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi dẫn tới tự kỷ.

 

  • Có các cuộc nghiên cứu gần đây cho biết, thai phụ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress, u buồn … thì trẻ sinh ra dễ bị bệnh tự kỉ.
  • Nhiều chứng minh cho thấy trẻ bị thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hay bị có cảm giác cô đơn, hoặc hay nghe nhạc vàng buồn u sầu ảo não thì dễ bị mắc bệnh tự kỉ.

 

  1. 15 dấu hiệu cho thấy trẻ bị tự kỷ

 

  1. Không phản ứng khi người khác gọi tên

Khi được 6 – 12 tháng tuổi, nếu bé không nhận thức được tên của chúng khi có ai đó gọi, các bậc cha mẹ nên để ý xem có phải con đang bị mất thính giác hay không? Bởi đây cũng là một dấu hiệu trẻ bị tự kỷ . Nếu bạn thấy biểu hiện này ở con, hãy đến bác sĩ xin tư vấn ngay lập tức.

 

  1. Thiếu cử chỉ

Thời điểm 9 – 10 tháng tuổi, bé nhà bạn có thường xuyên đáp lại người khác bằng cách vẫy tay tạm biệt hoặc tiếp cận với mọi thứ xung quanh chúng? Nếu có, bạn có thể yên tâm về con. Còn nếu không, điều này sẽ trở nên đáng lo ngại.

 

  1. Vận động chậm

Nếu con có các biểu hiện như chậm bò, chậm đi trong một thời gian quá dài, rất có thể bé đang có nguy cơ trẻ bị tự kỷ  đấy!

 

Là một người mẹ, việc thường xuyên chú ý tới các biểu hiện cùng chu trình phát triển của con là rất cần thiết. Cha mẹ cần phải phát hiện nhanh chóng những dấu hiện khác lạ (biểu hiện của bệnh tự kỷ) để kịp thời giúp con chữa bệnh.

 

  1. Cười ít

 

trẻ bị tự kỷ

Autism, kid looking far away without interesting

 

 

Thời điểm 6 tháng tuổi, bé thường cười để biểu hiện sự hạnh phúc.

Liệu bé nhà bạn có nở nụ cười đáp lại khi bạn trao cho chúng một nụ cười ấm áp? Liệu con bạn có thường xuyên cười một mình? Nếu bé ít cười hoặc hay cười một mình, hãy chú ý tới bé hơn trước.

 

  1. Bắt chước người khác

Thời điểm con nhà bạn được 9 tháng tuổi, chúng có đang bắt chước các âm thanh cũng như sự vận động của người khác? Việc bé thường xuyên bắt chước âm thanh, tiếng cười, nét mặt của những người xung quanh cũng có thể là một dấu hiệu sớm của trẻ bị tự kỷ.

 

  1. Chậm bập bẹ tập nói

Khi bé được 12 tháng, bé “nói chuyện” bằng cách phát ra những âm thanh bập bẹ hoặc thủ thỉ. Chúng có làm điều này thường xuyên không? Chỉ cần chú ý một chút, cha mẹ sẽ nhận thấy điều khác lạ.

 

  1. Giao tiếp bằng mắt kém

Khi trẻ chỉ giao tiếp bằng mắt với bạn hoặc với những người thân khác, chúng có nhìn trực diện không? Nếu không, đây có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh trẻ bị tự kỷ . Bởi lẽ giao tiếp bằng mắt là một hình thức giao tiếp cơ bản để hiểu xem cả mẹ và bé đang mong muốn điều gì.

 

  1. Không thường xuyên gây sự chú ý

Con bạn đã bắt đầu biết ôm ấp và thường xuyên gây ra tiếng ồn ào nhằm gây được sự chú ý từ phía bạn chưa? Nếu chúng không quan tâm tìm kiếm sự chú ý từ phía người thân, rất có thể đứa trẻ đang gặp khó khăn liên quan đến giao tiếp trong quá trình trưởng thành của bản thân.

 

  1. Khiếm khuyết về mặt quan hệ xã hội

Đây là đặc điểm trung tâm của trẻ bị tự kỷ . Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự lưu tâm đến giọng nói của người khác. Chúng không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như trẻ bình thường. Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ, vẻ mặt không diễn cảm.

 

Ở trẻ bị tự kỷ  có trí tuệ khá, dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội có thể không rõ rệt cho đến năm 2 tuổi. Lúc nhỏ, trẻ có thể tránh tiếp xúc bằng mắt (eye contact), nhưng có thể chấp nhận nếu được vuốt ve và đặt ngồi trong lòng mẹ. Tuy nhiên, trẻ thường không phát triển hành vi gắn bó, không “theo đuôi” bố mẹ trong nhà như những trẻ bình thường khác.

 

Hầu hết trẻ bị tự kỷ  không sợ người lạ, không lo âu khi chia lìa bố mẹ. Không chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những trẻ này. Khi lớn lên, trẻ có thể phát triển khả năng gắn bó với cha mẹ và những người lớn khác.

 

Một số trẻ bị tự kỷ  có thể chơi chung với bạn hoặc tham gia một số trò chơi vận động thể lực. Tuy nhiên trẻ vẫn khiếm khuyết về mặt xã hội. Trẻ thường ít quan tâm đến trò chơi nhóm và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi.

 

  1. Khiếm khuyết giao tiếp phi ngôn ngữ

Lúc nhỏ, trẻ tự kỷ thường biểu lộ nhu cầu qua tiếng khóc. Lớn lên, trẻ biểu lộ ý muốn bằng cách kéo tay người lớn đến vật mong muốn. Thường khi đó, trẻ bị tự kỷ  không diễn cảm qua nét mặt. Tuy nhiên, trẻ không biết chỉ tay, không biết gật đầu, lắc đầu.

 

Bé cũng không tham gia các trò chơi bắt chước, không có khả năng bắt chước làm theo những việc làm của bố mẹ như những trẻ bình thường vẫn làm.Đặc biệt, bé không hiểu được ý nghĩa của những cử chỉ, điệu bộ của người lớn.

 

Khi lớn lên, đôi khi trẻ có thể sử dụng và có khi hiểu được cử chỉ điệu bộ của người lớn. Một số trẻ bị tự kỷ đạt đến khả năng chơi bắt chước, nhưng cách chơi thường vẫn có tính rập khuôn và lặp đi lặp lại.

 

Nói chung trẻ bị tự kỷ vẫn có thể biểu lộ cảm xúc vui, sợ, giận dữ… nhưng cách thể hiện có khuynh hướng cực đoan. Nét mặt thường không diễn tả ý nghĩa. Một số trẻ hầu như thể hiện nét mặt vô cảm.

 

  1. Không hiểu lời nói

Biểu hiện này có thể diễn biến từ nhẹ đến mức độ chẳng bao giờ hiểu được lời nói. Ở mức độ nhẹ, trẻ bị tự kỷ có thể tuân theo những chỉ dẫn đơn giản, nếu chỉ dẫn được đưa ra đúng bối cảnh tức thời, hoặc có kèm theo những cử chỉ, điệu bộ minh họa tương ứng.

 

Trẻ bị khiếm khuyết khả năng hiểu những ý nghĩa trừu tượng và tinh tế. Tính hài hước và diễn đạt thành ngữ cũng bị nhầm lẫn ngay cả ở những trẻ tự kỷ thông minh nhất.

 

12.Trẻ không thích sự thay đổi

Phần lớn trẻ bị tự kỷ chỉ thích một mình, thích những trật tự riêng cho chúng nghĩ ra, thích môi trường sống quen thuộc và rất tức giận khi có một sự thay đổi nào đó. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay khi bạn vô tình sắp xếp lại sách vở, đồ chơi của bé theo một trật tự khác,

 

Bé sẽ tỏ ra khó chịu và tức giận; hay bé chỉ thích không gian phòng riêng của bé và tuyệt đối không thích đến những nơi khác, đặc biệt là những địa điểm đông người,… hầu hết trẻ bị tự kỷ  đều không thích những điều mới, không thích bất kỳ sự thay đổi nào.

 

  1. Trẻ thích chơi một mình là dấu hiệu trẻ tự kỷ

 

 

trẻ bị tự kỷ

 

Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình

Đó có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo kitty và bạn thử xem nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì.

 

  1. Trẻ không biết chăm sóc bản thân là dấu hiệu tự kỷ

Trẻ bị tự kỷ thường khó khăn trong việc tự chăm sóc chính mình như đi tất, đội mũ, mặc áo, vệ sinh… Cử chỉ, thao tác luôn lóng ngóng, vụng về, chậm chạp và phải chờ đợi sự nhắc nhở của người khác bởi đa số trẻ tự kỷ thường chậm phát triển trí thông minh hơn những trẻ bình thường khác và sự nhanh nhẹn cũng giảm sút hơn rất nhiều.

 

Nếu trẻ bị tự kỷ trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng như chậm phát triển, bị câm hẳn hoặc thậm chí có thể mắc các bệnh về thần kinh, chính vì vậy việc tìm hiểu 5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết trẻ bị tự kỷ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

 

Các dấu hiệu này tương đối đơn giản và dễ nhận biết nếu bạn để ý và có sự quan tâm đúng mức đối với trẻ, và khi thấy trẻ có dấu hiệu tự kỷ cần đưa trẻ đến ngay bác sỹ chuyên khoa để có sự tư vấn chữa trị phù hợp, tuyệt đối không được chủ quan đâu nhé. Thời gian và hiệu quả chữa trị trẻ bị tự kỷ  phụ thuộc rất lớn vào việc bạn phát hiện trẻ bị tự kỷ sớm hay muộn đấy.

 

15.Những sự gắn bó bất thường

rẻ có thể luôn mang theo món vật nào đó bên mình, và nếu có ai đó lấy vật này đi thì trẻ sẽ giận dữ, phản kháng lại ngay. Nếu vật này vẫn không được trả lại, trẻ thường sẽ quay sang tìm kiếm một món đồ khác để thay thế.

 

Các đáp ứng không bình thường với những trải nghiệm giác quan:

Trẻ bị tự kỷ có thể bị mê hoặc bởi các bóng đèn, các hoa văn, những vật có chuyển động xoay tròn, hoặc một thứ âm thanh nào đó.

Trẻ thao tác trên đồ vật, đồ chơi không theo các cơ năng thông thường của món đồ đó, mà như để thỏa mãn sự kích thích của các giác quan. Trẻ có thể kiên trì làm đi làm lại các thao tác xếp đồ vật thành hình dài, xếp chồng đồ vật lên nhau hoặc xoay một món đồ để nó xoay tròn. T

 

rẻ cũng có thể làm đi làm lại những việc như dội nước bồn cầu hoặc liên tục tắt mở các bóng đèn. Tuy tránh né các tiếp xúc cơ thể, nhưng một số trẻ tự kỷ rất thích các trò chơi mạnh bạo, ví dụ: tung hứng, cù lét, đánh đu, “bay tàu bay”…

4.Điều trị trẻ bị tự kỷ

Tùy theo sự biểu hiện của trẻ bị tự kỷ  mà có cách điều trị khác nhau, hiện nay cách điều trị hữu hiệu nhất đối với các trẻ mắc bệnh tự kỉ đó là liệu pháp điều trị bệnh bằng tâm lí:

  • Thiết lập và giúp trẻ bị tự kỷ hướng tới sự phát triển tâm lí và nhân cách cá nhân theo đúng như khung tâm lí của trẻ bình thường.
  • Giúp trẻ tiếp xúc, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, thiết lập mối quan hệ, tình cảm với những người xung quanh như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè …
  • Dạy trẻ cách nói chuyện, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.
  • Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.
  • Ngoài ra: cần cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết để giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp ổn định hơn tránh sự quá kích động tự làm tổn hại tới bản thân.

 

Trên đây là triệu chứng trẻ bị tự kỷ  và cách điều trị, từ đây các bà mẹ sẽ hiểu thêm về căn bệnh và có thể phát hiện được trẻ mắc bệnh sớm nhất để điều trị có hiệu quả nhất. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo