Viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy phải làm sao khi trẻ bị viêm phổi và cách điều trị nhưu thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất
Trẻ bị viêm phổi là căn bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây tử vong cao cho trẻ dưới 5 tuổi.
Trong thời gian gần đây, do thời tiết trở lạnh nên có rất nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện do bị viêm phổi. Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng nặng, đặc biệt là trẻ viêm phổi phải tiến hành thở máy. Tình trạng này khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về tình trạng sức khỏe của con em mình.
1.Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi
– Trẻ sốt cao và kéo dài: Sốt cao có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác, tuy nhiên trẻ sốt cao kéo dài trong 2-3 ngày liền thì lại là triệu chứng trẻ bị viêm phổi . Khi thấy trẻ bị sốt cao mà kéo dài cần được đưa ngay tới bệnh viện gần nhất.
– Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi: Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi:
Trẻ dưới hai tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, 40 lần/phút trở lên là thở nhanh.
– Rút lõm lồng ngực: Đây là triệu chứng của trẻ đã bị viêm phổi nặng. Cách để cha mẹ phát hiện duy nhất là nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.
– Cơ thể tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể trẻ bị viêm phổi , có thể nhận biết triệu chứng ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Trẻ có hiện tượng này có nghĩa là đang viêm phổi nặng, nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời rất dễ để lại biến chứng, thậm chí là tử vong.
– Triệu chứng khác như: Trẻ bị viêm phổi khó thở, thở khò khè; Đau ngực, có thể đau ít hoặc nhiều; Môi khô, kèm theo mệt mỏi chán ăn
2.Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi
Do thói quen trong ăn uống và vệ sinh trong mùa hè. Thời tiết nóng nực trong mùa hè khiến cho các đồ ăn lạnh được sử dụng nhiều hơn. Điển hình cho các đồ ăn lạnh đó là nước đá, kem, trái cây trong tủ lạnh mà những đồ ăn này cực kỳ hấp dẫn với trẻ nhỏ. Nếu cho trẻ dùng nhiều và liên tục dễ gây viêm họng, và việc điều trị không tốt có thể dẫn tới viêm đường hô hấp nặng hơn và cuối cùng dẫn tới trẻ bị viêm phổi .
Bên cạnh đó, mùa hè trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, nếu không chú ý ăn mặc cho trẻ việc lưu giữ mồ hôi trên quần áo có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Trong các trường hợp khác, nếu trẻ đang nhiều mồ hôi mà đi tắm ngay dễ gây cảm lạnh và dẫn tới trẻ bị viêm phổi i.
Vào những ngày nóng bức, nhiệt độ trong phòng cao, không khí nóng bức cũng là khi nhiều gia đình sử dụng tới mức tối đa điều hòa nhiệt độ cả ngày lẫn đêm. Không ai phủ nhận được sự dễ chịu do điều hòa nhiệt độ mang lại, nhưng chính sự lạm dụng đó cũng đã dẫn tới những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ bị viêm phổi . Đó là vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến trẻ em khó thích nghi, hơn nữa, việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu khiến da trẻ bị khô, họng khô khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên. Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi vì biến chứng.
Không thể nói rằng, cứ mùa hè thì trẻ bị viêm phổi nhưng nếu không biết cách chăm sóc hợp lý trẻ rất dễ có nguy cơ trẻ bị viêm phổi trong mùa hè. Hãy cảnh giác nếu trẻ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, ho húng hắng, chảy nước mắt, mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc….
Nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi. Ngoài ra có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Nghe trẻ bị viêm phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Có thể có rối loạn tuần hoàn như sốc, trụy tim mạch…
Nếu tình trạng trẻ bị viêm phổi kéo dài sẽ gây thiếu ôxy não, trẻ sẽ li bì hoặc kích thích, co giật. Vào những ngày nóng bức, nhiệt độ trong phòng cao, không khí nóng bức cũng là khi nhiều gia đình sử dụng tới mức tối đa điều hòa nhiệt độ cả ngày lẫn đêm. Không ai phủ nhận được sự dễ chịu do điều hòa nhiệt độ mang lại, nhưng chính sự lạm dụng đó cũng đã dẫn tới những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em.
Đó là vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến trẻ em khó thích nghi, hơn nữa, việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu khiến da trẻ bị khô, họng khô khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên. Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi vì biến chứng.
3.Cách điều trị trẻ bị viêm phổi hiệu qủa
- Cho trẻ uống thuốc kháng sinh đúng cách để trẻ bị viêm phổi khỏi bệnh
- Điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh là trẻ bị viêm phổi cần phải được cho uống kháng sinh thích hợp đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc.
- Đối với các loại thuốc viên, cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ bị viêm phổi uống (có thể cho vào một ít nước và chờ vài phút, nước sẽ làm viên thuốc bở ra và dễ nghiền nhỏ hơn). Có thể pha thêm một ít đường, hoặc pha với một ít sữa, nước cháo để bé có thể uống dễ dàng hơn. Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác.
- Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng kháng sinh khi trẻ chỉ bị cảm ho thông thường. Thật thế ngoài viiệc tốn kém, tác dụng phụ trước mắt hay lờn thuốc về lâu về dài, người ta cũng đã chứng minh được rằng việc lạm dụng kháng sinh như thế cũng không ngừa được biến chứng trẻ bị viêm phổi chỉ bị ho cảm thông thường.
- Điều trị những triệu chứng thứ cấp liên quankhi trẻ bị viêm phổi như sốt, khò khè
- Tùy trường hợp mà thầy thuốc sẽ cho trẻ bị viêm phổi các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt (Paracetamol), thuốc điều trị khò khè (Salbutamol, Trebutaline).
- Cần cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn dù rằng các loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em.
- Các cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà đúng cách để giảm triệu chứng bệnh
- Cần phải tăng cường chotrẻ bị viêm phổi ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ bị viêm phổi vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ kho bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.
- Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
- Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.
- Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp để trị viêm phổi cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng… chúng ta có thể chotrẻ bị viêm phổi dùng các thuốc ho an toàn.
- Tổ chức y tế thế giới cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng… Các loại thuốc ho như sirop Astex (dùng tại BV. Nhi Đồng 1), sirop Pectol E là các thuốc có thành phần chính là thảo dược an toàn (Tần dầy lá, núc nác…) cũng có thể được sử dụng cho trẻ bị viêm phổi .
- Nhận biết lúc cần đưa trẻ bị viêm phổi đến tái khám bác sĩ để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn
- Tái khám theo hẹn: trẻ bị viêm phổi cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không. Ngay trong trường hợp tốt nhất (trẻ bị viêm phổi thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn – bú khá hơn) trẻ cũng cần phải tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian là 5 ngày.
- Bệnh trở nặng: Nếu sau 2 ngày tái khám, nếu trẻ còn thở nhanh, thầy thuốc sẽ cho bé dùng một loại kháng sinh cần thiết khác hoặc cho cháu nhập viện điều trị trẻ bị viêm phổi .
- Khám lại ngay: cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ bị viêm phổi có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn – mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.
4.Một số bài thuốc điều trị trẻ bị viêm phổi trong dân gian
Tỏi
Một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất để điều trị trẻ bị viêm phổi là bổ sung nhiều tỏi vào chế độ ăn hàng ngày. Tỏi có đặc tính kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trong cơ thể .
Nghệ
Nghệ hoặc nghệ tây có chứa những thành phần dược liệu được đánh giá rất hiệu quả trong điều trị trẻ bị viêm phổi .
Húng quế
Các chuyên gia thường khuyến khích trẻ bị viêm phổi tiêu thụ lá húng quế để điều trị viêm phổi. Vì loại thảo dược này có công dụng tiêu diệt tất cả các vi khuẩn có hại trong cơ thể. Để mang lại hiệu quả, bạn nên nhai lá húng quế sáu lần mỗi ngày.
Vitamin C
Các nghiên cứu cho thấy, vitamin C mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ bị viêm phổi . Để bổ sung đủ lượng vitamin C cho cơ thể, bạn nên thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, ổi, cà chua… trong chế độ ăn hàng ngày.
Nước
Việc uống đủ nước rất quan trọng đối với trẻ bị viêm phổi .Vì cơ thể đủ nước sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc khắc phục bệnh viêm phổi.
Dâu
Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, ngày uống 4-12g, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, trẻ bị viêm phổi , viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc.
Gừng
Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản; Làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác
Trà đen
Nghiên cứu cho thấy, trà đen có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị trẻ bị viêm phổi .
Tía tô
Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.
Nước ép cà rốt
Cà rốt không chỉ tốt cho mắt mà còn lợi cho phổi của bạn. Các chuyên gia cho biết, uống một ly nước ép cà rốt mỗi ngày rất hiệu quả trong điều trị trẻ bị viêm phổi nhờ vào lượng vitamin A cao chứa trong đó.
Mè
Trong trường hợp bị viêm phổi, bạn cần bổ sung mè vào chế độ ăn uống hàng ngày. Vì mè có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong cơ thể.
Mật ong
Thay vì sử dụng đường, khi trẻ bị viêm phổi , bạn nên thay thế bằng mật ong. Vì loại “thực phẩm vàng” này có thuộc tính chống khuẩn rất cao, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.