Trẻ bị vàng da là triệu chứng của những bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Trẻ bị vàng da thường chia thành 2 loại đó là bệnh lý và sinh lý. Trẻ bị vàng da sinh lý thường hết trong một thời ngắn sau khi sinh và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ bị vàng da bệnh lý thì có thể bé nhà bạn đã mắc phải một số bệnh nguy hiểm chức năng gan, thận, tuyến mật,..

 

trẻ bị vàng da

trẻ bị vàng da

 

– Trẻ bị vàng da sinh lý: xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm.

– Trẻ bị vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Các em bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong.

1.Nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da

– Trẻ bị vàng da sinh lý: Thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi trẻ mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày.

– Trẻ bị vàng da a do nhiễm khuẩn: Hay gặp nhất ở trẻ mới sinh là nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da. Vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn.

– Trẻ bị vàng da do người mẹ mắc giang mai: Vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to.

– Trẻ bị vàng da do virus: Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua nhau thai gây nên.

– Trẻ bị vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh: Bệnh xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+).

– Vàng da do tắc mật bẩm sinh: Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau.

2.Triệu chứng cho thấy trẻ bị vàng da

Triệu chứng của bệnh là trẻ bị vàng da , vàng vùng tròng trắng của mắt. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • Nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu)
  • Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam ở trẻ sơ sinh bình thường

Các triệu chứng này thường biến mất khi trẻ bị vàng da được khoảng 2 tuần tuổi mà không cần phải uống thuốc.

Trong vòng 72 giờ sau khi sinh, bé sẽ được thăm khám để xem xét tình trạng vàng da. Nếu con bạn xuất hiện vàng da sau thời điểm này (thường là đã xuất viện), nên báo với bác sĩ để được tư vấn.

3.Điều trị khi trẻ bị vàng da sinh lý, bệnh lý

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh.

Trẻ bị vàng da nặng cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp sau:

– Chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

– Thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giúp giảm lượng bilirubin trong máu trẻ sơ sinh. Vì trong sữa mẹ có chứa vài loại dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển. Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ cách mỗi hai giờ sau khi sinh. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên có thể giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng trẻ bị vàng da.
  • Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ cao, bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp chữa bệnh trẻ bị vàng da bằng ánh sáng để giải quyết vấn đề. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Các loại ánh sáng đặc biệt này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu.
  • Một liệu pháp nữa để trị trẻ bị vàng da là thay thế sữa mẹ bằng một loại sữa chế biến đặc biệt dành cho trẻ. Tùy thuộc vào mức bilirubin trong cơ thể trẻ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ bú bằng nguồn sữa bột (có thành phần tương tự sữa mẹ) trong khoảng thời gian 48 giờ. Sau khi mức bilirubin trong máu trẻ đã trở lại bình thường, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé bú sữa mẹ trở lại.
  • Qua những thông tin liên quan tới việc trẻ bị bệnh vàng da sau khi sinh với nguyên nhân cùng cách điều trị hiệu quả nhất được cung cấp trên đây, mong rằng sẽ giúp các mẹ sớm tìm được các biện pháp hiệu quả nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của con yêu. Lưu ý rằng, chứng vàng da có thể là do bệnh lý hoặc sinh lý nên người mẹ cần có sự tư vấn trực tiếp từ bác sỹ để sớm tìm ra thể trạng bệnh của con mà có hướng phòng tránh, khắc phục đúng cách nhất, tránh gây ra những hậu quả khôn lường như bại não hoặc nhiễm độc thần kinh dẫn tới tử vong. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Đừng quên đồng hành và ủng hộ Mecuteo nhé!

4.Khi nào được chỉ định chiếu đèn khi trẻ bị vàng da sơ sinh

Chiếu đèn là sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400-500 nm, cực điểm 450-460 nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin (ánh sáng màu xanh dương).

Khi chiếu đèn năng lượng, ánh sáng sẽ xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu).

Chiếu đèn được chỉ định sau 24 giờ tuổi để điều trị trẻ bị vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. Cũng có thể chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơtrẻ bị vàng da như: trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, sọ to, trẻ có tán huyết…

Chú ý: Khi chiếu đèn, trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, khoảng sau 3 giờ, có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã.

Ở nơi có điều kiện, các trẻ bị vàng  da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể thực hiện chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ có sự theo dõi của bác sĩ chứ không cần ở phòng cách ly. Thực hiện việc chiếu đèn sớm có tác dụng khi trẻ xuất viện sẽ không còn nguy cơ vàng da nặng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Như trên đã nói, nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân, hậu quả là để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

Do vậy, tốt nhất để phòng trẻ bị vàng da bệnh lý bằng cách các bà mẹ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt, các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non; khi sinh cần đến cơ sở y tế để được cán bộ có chuyên môn theo dõi và đỡ đẻ.

Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo