Trẻ bị viêm họng là do đâu và cách điều trị như thế nào?

Trẻ bị viêm họng kéo theo những triệu chứng xấu như ho, sốt, sổ mũi, khuấy khóc…điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng.  Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn mẹ một số cách điều trị bệnh viêm họng ở trẻ hiệu quả.

 

trẻ bị viêm họng

Trẻ bị viêm họng cần được thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ

 

1.Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm họng thường xuyên

Trẻ bị viêm họng thường quấy khóc, bú kém do họng đau rát khi nuốt sữa, dẫn tới sức khỏe bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm họng ở trẻ và một vài lưu ý giúp cha mẹ phòng bệnh cho trẻ khỏi viêm họng hiệu quả.

2.Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng

Trẻ sơ sinh và trẻ bị viêm họng thông thường có những biểu hiện dễ nhận thấy như:

Đối với trẻ bị viêm họng là: đau rát cổ họng, nói khó, nuốt vướng, sốt, chảy nước mũi, nôn trớ,…

Đối với trẻ sơ sinh:  khi chưa có khả năng diễn đạt bằng lời, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc liên tục, bỏ bú, thân nhiệt tăng cao, đôi khi có thể sốt cao lên đến 39-40 độ C.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp nếu viêm họng do virus và liên cầu khuẩn gây ra có thể khám họng thấy: tuyến amidan sưng to, đỏ, có hạch ở cổ; trẻ cảm thấy đau đầu, nôn ói,…thì hãy cẩn thận vì trường hợp này có thể nguy hại đến tính mạng.

Nếu trẻ bị sốt dưới 38 độ C, các mẹ có thể áp dụng một số cách hạ sốt và chăm sóc trẻ cẩn thận để chữa bệnh viêm họng cấp tại nhà sau mà không cần dùng thuốc.

Trường hợp nhập trẻ bị viêm họng viện khẩn cấp thường khá hiếm. Đó là tình huống bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì; bé khó thở, sốt cao và chảy dãi liên tục. Không nên cố ép bé ngồi xuống, mở to miệng để kiểm tra; cũng tránh ép bé phải ăn, uống vì chỉ khiến bé khó thở hơn. Tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm. Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc; nếu không dùng thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ tự “chiến đấu” với virús gây bệnh và chiến thắng chúng trong vòng vài ngày đến một tuần. Trong khoảng thời gian này, bé cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm họng , bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho bé. Tùy từng loại bệnh, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc cụ thể. Cha mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc cho con vì nếu tự ngưng thuốc giữa chừng, vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến họng của bé bị đau trầm trọng hơn.

3.Cách chữa trị khi trẻ bị viêm họng

Việc đầu tiên các mẹ cần làm khi trẻ bị viêm họng là phải tạo cho bé môi trường lý tưởng, không quá nóng cũng không quá lạnh. Nếu bé sốt nhẹ, mẹ có thể dùng khăn thấm nước ấm lau người cho bé, giúp bé hạ sốt. Đồng thời, chia nhỏ lượng sữa, thức ăn thành nhiều lần thay vì cho ăn lượng lớn liền một lúc.

Bên cạnh đó, các mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé sử dụng thuốc kháng sinh hay các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng mà làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chức năng gan thận của trẻ. Nếu muốn chắc chắn hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia có uy tín.

Khi chăm sóc trẻ bị viêm họng, nếu bé bị viêm họng khiến họng đau và sưng thì mẹ cần cho bé uống nhiều nước hơn, nếu bé vì đau quá mà bú ít, khó chịu thì mẹ có thể giảm lượng sữa mỗi lần bú lại và tăng số cữ bú. Với các bé bước vào tuổi ăn dặm thì thực đơn cho bé ăn dặm cần nghiền nhỏ hơn bình thường, cháo phải nấu loãng hơn để con có thể nuốt, tiêu hóa một cách dễ dàng.

Trên thực tế, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh hoàn toàn có khả năng “đối phó” khi trẻ bị viêm họng  và bé sẽ tự khỏi trong vài ngày (trừ một vài trường hợp đặc biệt). Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần chăm sóc tốt, quan sát các biểu hiện của bé thật cẩn thận để đưa ra phương án xử lý kịp thời.

4.Một số phương pháp trị viêm họng trong dân gian

1.Lá diếp cá + nước cháo + đường

 

Trẻ bị viêm họng

 

Với nhiều mẹ, bài thuốc trị viêm họng, viêm amidan này có thể là mới mẻ. Song thực tế, rất nhiều chị em đã áp dụng bài thuốc đơn giản này cho con. Và lần nào, họ cũng thu được kết quả tốt đẹp.

Theo đó, bạn có thể dùng lá diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn.  Đổ 01 bát nước cháo loãng vào (thay thế nước vo gạo vì sợ có tạp chất và dư lượng thuốc trừ sâu). Sau đó, đổ lẫn 2 thứ nước này với nhau. Bổ sung thêm đường và cho lên bếp đun kĩ rồi cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần nửa cốc.

Nếu bạn cứ chăm chỉ cho con uống liên tục thì chỉ cần 3 ngày  sẽ đỡ trẻ bị viêm họng . Hoặc uống trong 1 tuần, bệnh sẽ được trừ khử.

Ngoài trịtrẻ bị viêm họng , cho con, chị em có thể cho con uống thứ nước dấp cá này quanh năm. Như vậy vừa khỏi các bệnh về hô hấp, lại có lợi cho tiêu hóa.

Khi áp dụng biện pháp này, chị em cũng không cần phải quá để tâm đến liều lượng lá đâu. Bạn cứ ra chợ mua khoảng (2 bó dấp cá), rửa sạch và đổ với 1 bát con nước cháo rồi đổ cùng vào xay nhuyễn. Tiếp tục lấy khăn xô của bé lọc và cho thêm đường đun sôi lên.

  1. Lá hẹ + đường phèn trị viêm họng

Nếu nhà chị em nào trồng cây hẹ thì đều biết hẹ là cây có vị cay, hơi chua, hăng. Vì là loại cây tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Do đó, lá hẹ là một trong những phương thuốc được nhiều mẹ đang nuôi con nhỏ áp dụng.

Để chữa trẻ bị viêm họng  bằng lá hẹ cho con, hãy choảng khoảng một nắm nhỏ lá hẹ và một lượng đường phèn vừa đủ và sau đó lấy 1 chút đường phèm vào bát, hấp cách thủy.

Sau đó chắt lấy nước cho bé uống ngày 2 lần và mỗi lần uống khoảng 2-3 thìa cà phê.

Cách phòng tránh trẻ bị viêm họng

– Vi khuẩn và virus có thể là thủ phạm gây trẻ bị viêm họng . Bạn nên vệ sinh bàn tay của bé thường xuyên (vì các bé có thói quen mút tay – mầm bệnh sẽ theo đó vào khoang miệng).

– Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, cha mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn riêng cho bé (không chung đụng với người thân trong nhà). Vệ sinh bàn tay người lớn thường xuyên, nhất là mỗi lần thay tã cho bé.

– Có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ trong phòng bé nhưng nên lưu ý cách sử dụng để không khiến trẻ bị viêm họng:

+ Không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng của bé nên được duy trì ở mức 24-26oC.

+ Khi không sử dụng điều hòa, nên mở phòng của bé cho thoáng khí. Nên thường xuyên vệ sinh điều hòa để tránh nhiễm bẩn.

– Sử dụng quạt hợp lý. Tương tự như điều hòa, không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon.

– Nếu bé ngủ chung giường với bố mẹ, có thể bật và cho quạt quay nhẹ bên ngoài màn. Tốt nhất, người lớn nên nằm ngoài (tiếp xúc trực diện với hướng gió) và để bé ngủ ở vị trí bên trong. Nhiều người mẹ chọn cách quạt tay cho bé trong những ngày nhiệt độ không quá cao.

– Không nên để bé quá nóng. Nhiều người mẹ lo con bị lạnh, dễ viêm họng nên tìm cách ấp ủ bé quá nóng như mặc áo dài tay hoặc đắp chăn cho bé trong thời tiết mùa hè. Khi ấy, bé có khả năng dễ bị toát mồ hôi. Lượng mồ hôi này không được thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.

– Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.

Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Nếu tắm ngay sau khi bé ra nhiều mồ hôi thì trẻ dễ bị viêm họng hoặc mắc chứng cảm lạnh, do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.

  1. Lá xương xông + mật ong

Để chữa trẻ bị viêm họng , ho và nôn trớ, nhất là long đờm cho con hiệu nghiệm, một biện pháp khác được nhiều chị em sử dụng đó là sử dụng lá sương sông thái nhỏ hấp 10 phút với mật ong.

Sau đó, bạn có thể cho con uống để chữa nôn trớ và ho, cũng như giúp tiêu bớt đờm. Với cách này, nhiều mẹ áp dụng trong 5 ngày cho con và nói rằng giúp giảm hẳn ho và tiêu đờm đi rất nhiều.

  1. Lá húng chanh tươi + Đường phèn

Ngoài dùng để xông rất tốt cho con khi bị cảm hàn mùa đông, phụ huynh có thể dùng lá húng chanh tươi 20g (rửa sạch, thái nhỏ) và dùng đường phèn khoảng 20g.

Cho hai thứ vào bát, chưng cách thuỷ, chắt lấy nước và cho con uống từ từ. Nếu trẻ bị viêm họng  lớn, bạn có thể bảo con ngậm bã trong miệng rồi mút lấy nước. Mỗi ngày uống một thang, liên tục trong 3 – 5 ngày con sẽ đỡ hẳn viêm họng và ho.

Hi vọng với bài viết trên bạn đã có thêm kinh nghiệm để có thể tự giải quyết ở nhà khi trẻ bị viêm họng. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sốt cao, quấy khóc hay quá mệt mỏi mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám cho trẻ.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo