Trẻ bị sởi và những biến chứng vô cùng nguy hiểm

Trẻ bị sởi có nguy hiểm hay không? khi trẻ bị sởi thì nên kiêng gì, ăn gì?..Đó có lẽ là thắc mắc của hầu hết các bậc phụ huynh khi bé mắc bệnh sởi. Thực tế, bệnh sởi không quá nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị và kiêng khem đúng cách, bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong cho trẻ.

 

 

Những biến chứng vô cùng nguy hiểm khi trẻ bị bệnh sởi

Những biến chứng vô cùng nguy hiểm khi trẻ bị bệnh sởi

 

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính.Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…

1.Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sởi

– Trẻ biếng ăn, người hâm hấp sốt vài ngày rồi đột nhiên sốt hơi cao, tai lạnh hoặc ỉa lỏng, ngủ hay giật mình.

– Mệt mỏi, mắt cộm đỏ, chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, họng đỏ.

– Có những chấm trắng bằng đầu kim mọc rải rác trong môi, má trước răng hàm, trán hoặc sau tai, sau gáy, lưng có 1 vài nốt đỏ như muỗi đốt.

Trẻ bị sởi nung bệnh trong 3 ngày, mọc sởi 3 ngày, sởi thường mọc từ sau tai, mặt, cổ, lan xuống các chi. Khi sởi mọc đến bụng thì bắt đầu bay từ trên đầu dần xuống… Sởi bay 3 ngày là hết nốt ban, để lại nốt thâm sau khi bay.

Lưu ý:

Cần phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng (trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mề đay, ngứa) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng…). Các biến chứng của sởi thường rất nặng và dễ gây tử vong: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, loét giác mạc do thiếu vitamin A. Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.

2.Nguyên nhân khiến trẻ bị sởi

Thông thường,trẻ bị sởi chỉ 1 lần bị bệnh sởi, chính vì thế trẻ em từ 1- 4 tuổi rất dễ gặp phải vì lúc này hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn chỉnh, đối với các bé dưới 6 tháng tuổi vì có hệ miễn dịch từ sữa mẹ nên khả năng mắc bệnh rất thấp, còn người lớn khi đã bị bệnh từ bé thì lớn lên thường không mắc phải căn bệnh này nữa.

Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì thế nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác bằng hai cách:

+ Cách 1: Khi trẻ bị sởinói chuyện, hắt hơi, ho,… thì virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào sẽ bị lây nhiễm.

+ Cách 2: Những giọt nước đó bị vương vào đồ đạc xung quanh, chỉ cần bạn sờ vào những đồ đạc ấy và đưa tay lên mũi, miệng thì bạn cũng sẽ bị lây bệnh

  • Trên 90% người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây nhiễm nếu chưa được tiêm phòng virus bệnh sởi đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch bị tổn thương thì nguy cơ càng cao hơn;
  • Virus siêu vi sởi có dạng hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng;
  • Khi virus siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da và nhanh chóng lây truyền sang những bệnh nhân khác. Chính vì thế bệnh sởi rất dễ biến thành dịch trong một thời gian ngắn.

3.Cách điều trị bệnh sởi

Về điều trị, hiện chưa có thuốc đặc trị. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị biến chứng trẻ bị sởi . Với thể sởi lành tính, điều trị tại nhà. Cách ly trẻ bị sởi tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm long; bảo đảm thoáng, sáng, tránh gió lùa; không cho tiếp xúc với những trẻ khác. Hằng ngày vệ sinh da dẻ, răng – miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm (nhúng nước đã đun sôi để nguội). Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối (pha loãng có độ mặn như nước mắt). Nhỏ mắt, nhỏ mũi thuốc kháng sinh.

Cho ăn nhẹ, đủ chất; cho uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Với trẻ đang bú, tiếp tục cho bú mẹ. Trẻ đang ăn bổ sung, ngoài sữa mẹ cần ưu tiên trẻ khẩu phần đủ chất dinh dưỡng nhất là những thực phẩm giàu protid và caroten www.newphaseblends.com.

Cho uống thuốc giảm ho. Trẻ sốt cao lau khăn ấm, cho uống paracetamol, thuốc an thần.

 

 

trẻ bị sởi

Trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị sởi

 

4.Biến chứng khi trẻ bị sởi

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sởi

Chăm sóc không đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng   khi trẻ bị sởinguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Sởi có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, gây thân thần phân liệt, trầm cảm….

Đối với trẻ em, nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc sởi cao, nhưng nhưng rồi bệnh sởi lại là thủ phạm gây suy dinh dưỡng hoặc làm cho tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm. Trong thời giantrẻ bị sởi ,  thường kém ăn (nhất là những trẻ bị mọc nốt sởi trong họng), hơn nữa, nhiều trẻ lại bị ỉa chảy trong thời gian này nên tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng hơn.

Ngoài ra, bệnh sởi còn gây biến chứng gây viêm đường đường tiêu hóa (trẻ thường bị đia ngoài sống phân, tiêu chảy); bị biến chứng viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi…

Tránh biến chứng khi trẻ bị sởi

Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly  trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.

Khi trẻ bị sởi thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo, sữa, thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn nhiều chất xơ, thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, nước hoa quả tươi.

Khi bé bị sốt cao, cha mẹ có thể hạ nhiệt bằng thuốc paracetamol theo cân nặng, nhưng nếu không hạ nhiệt được phải đưa đến bệnh viện để phòng biến chứng. Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày, nhất là khi trẻ bị sởi bay có thể xảy ra biến chứng. Thường trẻ chỉ bị sốt khoảng 3 ngày, sau đó hạ sốt, nốt sởi dần bay rồi mất hẳn, nhưng khi nốt sởi đã hết mà lại bùng lên sốt lại rất nguy hiểm, báo hiệu trẻ có thể đã bị nhiễm trùng, phổi, não, tai, cần phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

5.Trẻ bị sởi cần kiêng những gì?

– Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, sáng, không nên kiêng khem quá mức, nên bỏ tập tục kiêng nước, kiêng gió. Vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ.

– Nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước nhỏ mắt mũi, ngày 3 -4lần.

– Nếu không có biến chứng thì không cần dùng kháng sinh chỉ dùng Vitamin B1, C liều cao. Trường hợp sốt cao trên 39độ C thì có thể cho hạ nhiệt bằng thuốc

– Trường hợp sởi có biến chứng (dấu hiệu trẻ vẫn sốt sau khi ban đã bay hết) phải đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị kịp thời.

– Chế độ ăn trong những ngày trẻ sốt cao thì nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước quả.

– Khi trẻ bị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, chú ý bù nước và điện giải cho trẻ để chống mất nước mất muối.

– Không nên cho bé kiêng nước lúc này vì da bé đang không khỏe mạnh nên càng cần được làm sạch để tránh viêm nhiễm. Do đó nếu để da bẩn, trẻ sẽ mệt mỏi thêm, dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm, rất nguy hiểm. Các mẹ có thể tắm cho bé bằng cách dùng nước ấm rửa từng phần một, đầu tiên là mặt, cổ, sau đó đến tay, ngực – bụng, lưng, hai chân… Làm sạch xong phần nào, thấm khô và quấn khăn cho bé phần đó, rồi mới tiếp tục. Nên làm nhanh, nhẹ nhàng.

– Tránh để mắt trẻ tiếp xúc với ánh sáng: Trẻ bị lên sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi mắt đang bị đau nhức và ra ghèn gỉ. Mẹ nên dùng kèo rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu những vẫn đảm bảo thông thoáng.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo