Trẻ bị chàm sữa và những điều mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

Trẻ bị chàm sữa là một bệnh khá phổ biến khi mới sinh. Thông thường bị bệnh này hoàn toàn không đáng lo và vết chàm sữa thường tự mất khi trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng

 

trẻ bị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa là một bệnh khá phổ biến khi mới sinh

1.Bệnh chàm sữa là gì?

Trẻ bị chàm sữa  (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là tình trạng viêm da mạn tính, không lây; xảy ra ở bệnh nhi có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng).

2.Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa

– Khi chạm vào da trẻ bị chàm sữa  ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.

– Da trẻ bị chàm sữa rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên

– Bé của bạn sẽ có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi.

– Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như : cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.

– Bé của bạn trằn trọc trong giấc ngủ.

Những yếu tố làm bệnh nặng thêm

– Các dị ứng nguyên (thức ăn, không khí, thú nuôi…)

– Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc…

– Khí hậu nóng, lạnh hay khô. Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.

– Tiền sử bản thân hay gia đình có bệnh dị ứng.

– Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.

– Tiêm phòng, đặc biệt là tiêm phòng đậu mùa.

Khi đó, trẻ bị chàm sữa  sẽ có các triệu chứng: ngứa, sốt, bệnh tái đi tái lại, và có biến chứng: chàm bị chốc hóa, viêm da mụn mủ dạng thủy đậu.

3.Nguyên nhân khiển trẻ bị chàm sữa

Nguyên nhân gây trẻ bị chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng dễ mắc bệnh.

Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng…

Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng…

4.Cách chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa

– Bạn cần chăm sóctrẻ bị chàm sữa  hết sức cẩn thận, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel…

– Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

– Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).

– Tránh để cơ thể trẻ bị chàm sữa  đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.

– Không nên chủng ngừa cho bé hoặc để bé tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa.

Mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ không phải điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, trẻ bị chàm sữa (nhất là giai đoạn cấp) không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.

5.Điều trị trẻ bi chàm sữa

Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng. Do đó,trẻ  bị chàm sữa cần được chăm sóc và điều trị như sau:

Chế độ dinh dưỡng

Tránh chotrẻ bị chàm sữa  ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển…

Sử dụng thuốc

– Khi tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như Milian, Eosin…

– Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat trong thời gian ngắn (7 – 10 ngày);

– Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid.

– Không nên tiêm chủng ngừa cho bé nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Lúc này, trẻ có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.

– Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc.

Cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…

6.Điều trị chàm sữa cho trẻ bằng dầu dừa

 

trẻ bị chàm sữa

 

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ bị chàm sữa ở giai đoạn đầu và giai đoạn cấp thì không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm. Không nên chủng ngừa nhất là đậu mùa vì có thể đưa đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu, có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, trung tâm lõm, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, lành để lại sẹo như mặt rỗ.

Bạn cũng không nên dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm, nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng kháng sinh. Do đó, cách tốt nhất để trị bệnh hiện nay là bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất. Hàng ngày, sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lau khô người, nhất là vùng da bị chàm sữa chotrẻ bị chàm sữa  bằng khăn sạch rồi bôi một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên da trẻ, để 15 phút sau đó lấy giấy thấm bớt lượng dầu còn thừa trên da.

Trước khi đi ngủ thực hiện thêm 1 lần tương tự. Các bạn cần thường xuyên thực hiện bôi dầu dừa và đảm bảo về sinh sạch sẽ cho da bé để nhanh chóng loại bỏ các biểu hiện của bệnh chàm sữa hiệu quả.

Khi chăm sóc cho trẻ bị bệnh chàm sữa, các bạn cần lưu ý những điểm sau:

– Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị chàm sữa  và giữ cho làn da, nhất là da tại khu vực bị chàm luôn được khô thoáng và mịn màng. Thường xuyên thay tã lót cho bé, ít nhất 3 lần trong ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt do phân hay nước tiểu là yếu tố gây kích thích da sau khi phân hủy, thay quần áo sau khi tắm bé.

– Hạn chế và tốt nhất là không nên cho trẻ bị chàm sữa  ăn các thức ăn dễ dị ứng như trứng, đồ lên men, đậu phộng, cà chua, đồ biển…

– Bạn có thể sử dụng các loại kem bôi làm mềm da cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý khi lựa chọn loại kem chuyên dụng cho trẻ để tránh gây dị ứng, tổn thương cho da. Bạn nên chọn các loại kem dưỡng có nguồn gốc tự nhiên, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.

– Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên tự ý sử dụng thuốc bôi chữa chàm cho trẻ, nhất là các loại thuốc có chứa lượng corticoiid,….

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo