Trẻ bị giun kim khiến cha mẹ vô cùng lo lắng không biết phải xử lý thế nào và liệu trẻ bị giun kim có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ hay không. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp cha mẹ cách nhận biết trẻ bị giun kim và cách điều trị dứt điểm.
Bệnh giun kim gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ bị giun kim chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh giun kim có thể lây từ người này sang người khác và tái nhiễm cho bản thân. Mắc giun kim sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên một số hậu quả xấu, thậm chí gây biến chứng.
1.Dấu hiệu nhận biết trẻ bị giun kim
Nếu trong ruột của trẻ đã có giun kim, thì giun cái thường chọn thời điểm đẻ chứng vào giữa đêm, khi trẻ đang ngủ say, giun kim lần bò ra rìa hậu môn của trẻ để đẻ chứng, gây ngứa, thậm trí còn làm cho hậu môn sưng tấy.
Khi đó trẻ bị giun kim mất ngủ vì ngứa ngáy khó chịu, đưa tay gãi hậu môn liên tục. Lúc này nếu bố mẹ tinh mắt vạch hậu môn của con và soi đèn pin vào có thể thấy được những con giun kim đang ngo ngoe quanh hậu môn của trẻ.
Trẻ bị giun kim thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, thỉnh thoảng có buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ. Trẻ bị giun kim thường da xanh, biếng ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Bé gái còn có thể bị chứng giun kim chui vòa âm đạo phát triển thành giun và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy, xót khi tiểu tiện.
Bên cạnh đó trẻ thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây nên hiện tượng khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và dễ khóc đêm.
2.Nguyên nhân khiến trẻ bi giun kim
Do Oxyurus vermicaularris gây nên. Giun kim sống ở góc hồi – manh trường. Ngoài ra giun còn ở phần cuối ruột non và phần đầu ruột già. Giun kim đực chết sau khi giao hợp. Giun cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm, bò cả ra ngoài làm ngứa hậu môn.
Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái chết. Vì vậy tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1-2 tháng. Trứng giun kim phát triển rất nhanh. Trứng đẻ ra sau 4-8 giờ đã phát triển thành trứng có ấu trùng, theo phân ra ngoài. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng, ấu trùng sẽ theo đường tiêu hoá vào dạ dày.
Một số còn dính ở hậu môn, ngó ngoáy ở hậu môn gây ngứa và khi em bé lấy tay gãi, chúng bám vào móng tay em bé và khi em bé mút tay, chúng liền theo vào miệng rồi vào dạ dầy của em bé.
Vào đến dạ dầy, ấu trùng phá vỡ vỏ trứng để phát triển thành giun, rồi di chuyển xuống ruột non vàtrưởng thành. 3-4 tuần sau chúng di chuyển xuống ruột già.
Một số trứng ở vùng hậu môn có thể trở thành ấu trùng, ấu trùng chui vào hậu môn lên ruột để phát triển, do đó, việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng.
3.Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị giun kim
Bệnh giun kim chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa, gây chậm lớn, gây rối loạn thần kinh, đái dầm… Trong một số trường hợp gây nên nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa.
Một số trường hợp do giun đi lạc chỗ như vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm do chúng mang theo vi sinh vật gây bệnh, vì vậy trong những trường hợp như thế này sẽ làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn. Vì thế việc điều trị cũng phải mò mẫm, không kịp thời.
4.Cách điều trị cho trẻ bị giun kim
Hiện nay, thông dụng là dùng thuốc tẩy giun, đặc biệt là trẻ em rất cần thiết được khám bệnh, xét nghiệm để có chỉ định dùng thuốc thích hợp. Người nhà bệnh nhân không nên tự dùng thuốc sẽ không có lợi cho người bệnh nhất là trẻ em. Việc phát hiện giun đẻ trứng ở hậu môn và tiến hành bắt chúng là một biện pháp tình thế.
Người nhà bệnh nhân không nên tự dùng thuốc vì không biết hết tác dụng chính của thuốc và cả tác dụng phụ của nó sẽ không có lợi cho người bệnh, nhất là trẻ em.
Các bác sĩ thường dùng phương pháp điều trị trẻ bị giun kim đơn giản là kê một liều Mebendazole (Vermox) hoặc Pyrantel Pamoate (Antiminth, Combantrin). Tiếp theo là một liều thuốc thứ hai, sau đó khoảng 2 tuần.
Nếu trẻ bị giun kim đã lan đến các cơ quan tiết niệu và sinh dục thì cần một liệu pháp kết hợp thích hợp, bao gồm Mebendazole và Ivermectin (Stromectol). Chống ngứa nhẹ nhàng bằng thuốc mỡ. Trẻ nhỏ thường không thể chịu đựng nỗi đau trực tràng do nhiễm trùng, vì vậy nên cho trẻ ngồi ngâm đít trong chậu nước ấm.
5.Cách phòng bệnh giun kim cho trẻ
- Cha mẹ cần làm gương và hướng dẫn trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ như: rửa tay trước và sau khi ăn. Chỉ ăn những thức ăn đã được nấu chín, uống nước đã được đun sôi.
- Giúp trẻ bị giun kim vệ sinh cá nhân như: thường xuyên cắt móng tay cho bé, tắm rửa sạch sẽ, nhất là vệ sinh hậu môn sau mỗi lần bé đi tiêu. Không để bé nghịch ngợm đất cát.
- Cha mẹ tẩy giun cho con định kỳ 6 tháng một lần khi bé bắt đầu được 24 tháng tuổi.
- Mặc quần lót vào buổi tối để nếu có gãi vô thức, tay cũng không chạm trực tiếp vào vùng da quanh hậu môn.
- Cắt ngắn móng tay. Rửa tay và móng tay mỗi sáng. Rửa tay trước khi ăn, trước khi nấu nướng và sau khi đi toilet.
- Nên vệ sinh hậu môn mỗi sáng để rửa trôi toàn bộ số trứng giun đã được đẻ trong đêm. Cần thực hiện điều này ngay lập tức khi ra khỏi giường.
- Thay và giặt quần lót hằng ngày. Tránh giũ quần áo và chăn ga vì có thể khiến trứng giun bay lơ lửng trong không khí.
- Cất bàn chải đánh răng vào trong tủ. Rửa kỹ trước khi dùng để đánh răng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng máy hút bụi, giặt các thảm trải sàn bằng nước nóng, đặc biệt là nơi trẻ thường chơi.
- Ngoài ra, trẻ bị giun kim khi đi học do nhà vệ sinh không sạch sẽ. Với những trường hợp bất khả kháng này, cách phòng ngừa duy nhất là tạo thói quen cho trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.
6.Một số phương pháp điều trị trẻ bị giun kim trong giân dan
Lá mơ lông (Lá mơ tam thể)
Lá mơ lông hay còn gọi là ngũ hương đằng, tam phong thể, lá mơ tam thể, …Theo Đông y lá mơ lông có tính bình, vị chua có tác dụng điều trị giun kim, khí hư, kiết lỵ, chữa suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ…
Cách trị trẻ bị giun kim bằng lá mơ như sau: dùng 30 – 50 lá mơ tươi rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 15 phút, dùng máy xay sinh tố hoặc giã nát vắt lấy nước cốt, cho thêm ít muối vào để uống. Nên cho trẻ uống vào buổi sáng hoặc lúc đói là tốt nhất, cho trẻ uống từ 2 -3 ngày sẽ hết giun kim.
Cà rốt
Cà rốt không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng mà còn được ví như một loại thần dược có công dụng trị bách bệnh. Theo Đông y, cà rốt có tính ẩm, vị ngọt có tác dụng chữa giun kim, nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể ở người lớn và trẻ em…
Theo khoa học, trong cà rốt có chứa nhiều caroten khi hấp thu vào cơ thể chất này sẽ chuyển hóa thành Vitamin A, tốt cho sự sinh trưởng của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, trong củ cà rốt còn có nhiều lưu huỳnh nên có tác dụng trị trẻ bị giun kim vô cùng hiệu quả.
Củ tỏi
Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, trị cảm cúm, sốt rét, sát khuẩn, chữa viêm loét và trị rụng tóc, trị nọc độc rắn cắn rất hiệu quả. Ngoài ra, tỏi còn được biết đến là bài thuốc chữa trẻ bị giun kim hiệu quả, cách làm như sau:
Nguyên liệu
– Tỏi : 2-3 củ loại vừa
– Trứng gà : 1 quả
– Nước sôi : lượng vừa đủ dùng
– Vải lọc nước
Cách làm như sau: Tỏi bóc vỏ, giã nát để riêng, nước đun sôi bắc xuống để khoảng 5 phút cho nước nguội bớt, sau cho tỏi vào ngâm từ 1 đến 2 giờ đồng hồ. Ngoài ra, hạt trâm bầu còn được dân gian sử dụng để trị trẻ bị giun kim rất tốt, các mẹ có thể làm như sau:
– Dùng từ 5 -10 hạt trâm bầu tương đương khoảng 7-14g, sau đó nướng hoặc sấy khô hạt cho chín, dậy mùi thơm ăm kèm với chuối chín. Cho trẻ ăn trong 3 ngày liên tục sẽ hết giun kim.
– Hoặc mẹ có thể dùng hạt trâm bầu xay nhuyễn sau đó trộn với lá mơ lông, hấp cách thủy và cho bé ăn lúc đói hoặc vào buổi sáng trong vòng từ 3 -5 ngày sẽ có hiệu quả.
Rau sam
Y học cổ truyền sử dụng rau sam trong các bài thuốc thanh nhiệt và giải độc cơ thể, hoạt huyết tiêu viêm, lợi tiểu, chống viêm nhiễm, kiết lỵ, nhuận tràng, …
Bài thuốc trị trẻ bị giun kim bằng rau sam như sau:
Dùng 50gr – 80gr rau sam tươi, sau đó làm sạch, dùng máy xay ép lấy nước cho ít muối hoặc đường vào để cho trẻ dễ uống và cho bé uống từ 3 – 5 ngày sẽ cho kết quả.
Hạt bí ngô
Bài thuốc chữa giun kim bằng hạt bí ngô như sau:
– Dùng từ 50g – 75 g hạt bí ngô, mẹ nên chọn những hạt tốt, không bị hư thối hoặc mốc để tránh gây ngộ độc hoặc đau bụng cho bé.