Trẻ bị rôm sảy là triệu chứng thường xảy ra vào mùa hè với khí hậu nóng bức hoặc vào những thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi. ụn nhọt thường nổi tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ. Do trong những ngày thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều, không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi bịt kín, làm da nổi các nốt viêm làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
1.Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy
Trẻ bị rôm sảy là phản ứng viêm của da khi bị kích thích khi bị bít lỗ chân lông. Trong những ngày nóng bức, mồ hôi trẻ thường tiết ra nhiều, nhất là những trẻ hiếu động. Mồ hôi tiết ra không được thoát hết, cộng với bụi bẩn sẽ làm ứ đọng lại tại các ống bài tiết ở trên da làm xuất hiện các nốt viêm.
Trẻ bị rôm sảy thường xuất hiện khi thời tiết và các yếu tố bên ngoài gây oi bức:
- – Thời tiết: Nắng nóng, độ ẩm cao cũng làm cho da khó bài tiết, tuyến mồ hôi làm việc quá sức.
- – Trẻ hiếu động: Mùa hè, trời nóng, bé hoạt động nhiều càng làm tăng lượng mô hôi tiết ra và ứ đọng.
- – Lồng ấp: Một số trẻ bị bệnh cũng phải được chăm sóc trong lồng ấp nên sự nóng bức và độ ẩm cao của môi trường trong lồng cũng gây ra rôm sảy cho bé.
- – Quần áo: Quần áo của bé không co giãn, không thoáng mát, chật kín gây bí bách, mồ hôi khó thoát ra ngoài làm bít tắc tuyến mồ hôi.
2.Cách chăm sóc khi trẻ bị rôm sảy
Vệ sinh – tắm rửa:
- Tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng). Nếu trẻ bị rôm sảy, tại vùng da khu trú có thể đắp khăn ướt cho da được “mát”
- Dùng sữa tắm dịu-nhẹ có độ pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5) hay nước sạch.
- Sau khi tắm, lau khô trẻ trẻ bị rôm sảy bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé.
Không gian sinh hoạt:
- Phòng ở phải thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ ở 27- 28 độ C cho da được “mát”, không nên để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé.
Ăn uống của trẻ bị rôm sảy
- Uống nhiều nước chín.
- Trẻ lớn hơn không nên uống nước chứa nhiều đường, cà phê, cồn như rượu bia vì có thể làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
Áo quần:
- Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.
- Không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da.
- Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người.
Sinh hoạt của trẻ bị rôm sảy:
- Hạn chế chơi đùa ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
- Ra nắng nên dùng nón rộng vành.
Tránh cào, gãi
- Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm trùng da.
- Nếu trẻ cào, gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho trẻ để ngăn ngừa da bị trầy, nhiễm trùng.
Sử dụng phấn rôm.
Lựa chọn phấn rôm phải đúng chất lượng. Phấn rôm có tác dụng làm dịu cơn ngứa của trẻ bị rôm sảy , làm khô thoáng da của bé, giúp điều trị hiện tượng rôm sảy. Tuy nhiên các mẹ nên chọn loại phấn rôm phù hợp với da trẻ bị rôm sảy và ngưng sử dụng ngay nếu có dấu hiệu bất thường trên da bé. Bên cạnh đó, cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng phấn rôm bởi trẻ có thể bị ho, khó thở, buồn nôn, phù phổi nếu hít phải bụi phấn rôm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
– Đưa trẻ bị rôm sảy đến bệnh viện khi tình trạng rôm sảy kéo dài hơn 1 tuần và có dấu hiện lan rộng. Hoặc nếu trẻ bị tái phát nhiều lần hay khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng da, sốt thì nên đưa trẻ đi gặp bác sỹ để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp nhất.
3.cách phòng tranh trẻ bị rôm sảy
- Người mẹ cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú. Quần áo của trẻ bị rôm sảy phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi khói. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ bị rôm sảy gãi làm nhiễm khuẩn da.
- Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh.
4.Một số phương pháp trị trẻ bị rôm sảy trong dân gian
Mướp đắng
Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) cho vào máy sinh tố xay nhỏ, cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu lấy nước cho trẻ bị rôm sảy tắm. Làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết. Liều lượng là 2 quả mướp/lần tắm.
Sài đất
Cây sài đất có thể dễ dàng kiếm được ở bất cứ nơi nào thuộc vùng nông thôn. Các mẹ ở thành phố cũng có thể mua được cây sài đất tại các chợ. Cây sài đất tươi nấu với nước để tắm chotrẻ bị rôm sảy hàng ngày, tắm liên tục trong vài ngày là da bé sẽ mát dịu trở lại.
Lá chè xanh
Lá chè xanh, rửa sạch, bóp nát nấu với nước, dùng tắm cho trẻ bị rôm sảy có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da.
Lá kinh giới
Lá kinh giới, lá đậu ván nấu với lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé. Liều lượng là 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.
Nước dừa
Mẹ có thể dùng nước dừa để tắm cho trẻ bị rôm sảy mỗi ngày sẽ làm dịu da cho bé đáng kể đấy.
Chanh tươi
Trong chanh tươi chứa nhiều axit có tác dụng chữa rôm sảy chotrẻ bị rôm sảy sơ sinh rất hiệu quả. Vắt lấy nước cốt chanh, pha loãng vào nước rồi cho bé tắm mỗi ngày.
Hạt cây thì là
Giã nát hạt thì là rồi trộn với dầu dừa, sau đó thoa dung dịch này lên da của trẻ bị rôm sảy và để khoảng 1h sau thì tắm lại cho bé bằng nước.
Lá dâu tằm
Lấy 1 nắm lá dâu tằm, rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra và tắm chotrẻ bị rôm sảy . Lưu ý, mẹ nên đun nhiều nước dâu tằm một chút để dùng chính nước dâu tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Hạt đậu xanh
Ngoài ra, các mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da trẻ bị rôm sảy sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục trong vài ngày là rôm không mọc nữa và những nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.
Gừng tươi
Gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, đun với nước sôi sau đó chờ nước nguội và tắm cho trẻ bị rôm sảy. Cách này mẹ nên áp dụng vào mỗi buổi sáng, tắm cho bé chừng 3 ngày liên tiếp là hết rôm.
Dùng nước ấm
Dùng nước ấm, pha thêm chút muối không quá mặn và tùy theo lượng nước nhiều hay ít mà vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh, tắm cho bé sẽ cho cảm giác mát mẻ. Các mẹ nhớ đừng cho muối và chanh quán nhiều nhé vì sẽ làm rát da bé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tắm cho trẻ bị rôm sảy ít nhất một ngày một lần với dung dịch thuốc tím pha loãng tỷ lệ 1/10.000 hoặc lactaxcyd. Lưu ý, không nên tự ý bôi corticoid vì da bé rất mỏng, dễ gây phồng rộp, tổn thương da.
Các mẹ cũng có thể dùng nước tắm bình thường và cho vào một lượng muối vừa phải để trị trẻ bị rôm sảy . Nước tắm có muối sẽ có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, góp phần giữ ẩm, vừa giúp da tỏa nhiệt tốt hơn, mang lại cho bé cảm giác mát mẻ sau khi tắm.
Lưu ý chung:
– Đảm bảo lá tắm phải được rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu nước hoặc xay/giã để tắm cho con. Cách này có thể loại bỏ vi khuẩn, các loại sâu gây ngứa và lông tơ trên lá, tránh gây kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu không, đôi khi việc tắm lá có thể phản tác dụng vì khiến bé bị nhiễm trùng và gây biến chứng khó lường.
– Mẹ tuyệt đối không tắm lá khi da trẻ bị rôm sảy bị tổn thương, trầy xước, mưng mủ, sưng tấy… Lúc này đã mất đi lớp màng bảo vệ, trong khi 1 số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống dù có đun sôi nước. Khi đó, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.
– Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên tắm qua cho con bằng nước ấm trước để loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó mới tắm nước lá và cuối cùng là “tắm tráng” lần nữa bằng nước sạch để loại bỏ lượng bột lá có thể bám trên da.
– Không đun nước lá quá đặc, tắm lá liên tục nhiều ngày, vắt nhiều chanh/muối vào nước tắm,… vì bột lá có thể đọng nhiều trên da gây viêm da, nhiễm khuẩn,… Hơn nữa, nước tắm pha nhiều chanh/muối có thể kích ứng da trẻ bị rôm sảy , khiến bé bị xót, rát da.
– Sau khi tắm xong nên lau khô người cho bé, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu cotton, hạn chế cho con ra nắng và cố gắng giữ nhiệt độ phòng mát mẻ.
– Không cho trẻ ăn nhiều đồ nóng, không lạm dụng các loại kem dưỡng ẩm vì có thể gây bít lỗ chân lông khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Trong trường hợp thấy da con có dấu hiệu sưng tấy, mưng mủ,… cần cho con đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt nhất.
Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.