Những nguy hiểm tiềm ẩn khi trẻ bị tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời

Trẻ bị tiêu chảy là một trong những biểu hiện xấu về đường tiêu hóa hoặc vấn đề ăn uống. Khi trẻ bị tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm thậm chí khiến trẻ bị tử vong

Tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em. 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Do đó, trang bị những kiến thức nhất định về bệnh tiêu chảy là điều cần thiết để cha mẹ có cách bảo vệ và xử lý kịp thời khi phát hiện con mình nhiễm bệnh. Đồng thời, tránh khỏi nhữngsai lầm khi điều trị và chăm sóc có thế khiến tình trạng bệnh của bé nghiêm trọng hơn.

 

trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm

 

1.Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ hay bị tiêu chảy

Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nhưng đa phần, trẻ bị tiêu chảy vì 1 trong 4 nguyên nhân chính sau đây:

 Nhiễm trùng đường ruột

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở một số trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Những trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể được chữa bằng kháng sinh. Các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khác là do nhiễm ký sinh trùng có trong nước pha sữa công thức.

Dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, hoặc dị ứng với thức ăn, đặc biệt là thức ăn đóng hộp, khi mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm, dẫn đến trẻ bị tiêu chảy.

 Khả năng dung nạp thức ăn kém

Một số trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa khi dung nạp một số loại thức ăn. Dưỡng chất có trong các loại thức ăn này không đi được vào máu mà nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, dạ dày khó tiêu hóa, gây nên đau bụng, tiêu chảy.

 Rối loạn tiêu hóa bình thường

Tiêu chảy thường được xem như hiện tượng rối loạn tiêu hóa bất thường ở trẻ sơ sinh, nhưng thực chất, không phải lúc nào cũng như vậy. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa của trẻ, bao gồm cả đường ruột, lúc này vẫn còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi. Dù chỉ là thay đổi nhỏ từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức cũng có thể làm trẻ bị tiêu chảy. Hay khi lần đầu tiên ăn dặm, bé cũng có thể bị hiện tượng này.

2.trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?

Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh này:

– Cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất

– Ngoài sữa mẹ, có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ ngày

– Cho trẻ uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài

– Mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ

– Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ

3.Cách điều trị khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần điều trị sớm tại nhà. Trong điều trị tiêu chảy cấp điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.

Bù nước và điện giải

  • Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ): điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối, nước chuối, hồng xiêm…
  • Mất nước mức độ B (mất nước vừa): trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị trẻ bị tiêu chảy tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là:

– Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml

– Trẻ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml

– Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.

 

trẻ bị tiêu chảy

 

Cách cho trẻ uống:

+ Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc.

+ Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2 – 3 phút.

Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước, nếu xuất hiện mất nước nặng (mất nước độ C) cần đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị phục hồi nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch).

Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy cấp:

+ ORS (oresol) hoặc hydrit.

+ Nước cháo muối: dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.

+ Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng 50g, cho 1 thìa cà phê muối ăn (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua ra cho trẻ uống dần.

+ Nước chuối, hồng xiêm, nước dừa: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.

Trường hợp trẻ mất nước nặng: trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uống nước bị nôn, đi tiểu ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch.

Ngoài việc bù nước và điện giải bằng đường uống, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm chứa kẽm, không nên cho trẻ dùng các thuốc cầm ỉa, chống nôn gây chướng bụng và kháng sinh, chỉ dùng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc trong trường hợp phân có máu.

4.Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Khi trẻ bị tiêu chảy thường dẫn đến tình trạng mất nước. Bởi vậy việc làm đầu tiên là ba mẹ cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol. Bạn cho trẻ uống từ từ từng muỗng tới khi nào trẻ hết khát.

Bạn tiếp tục duy trì chế độ ăn, bú bình thường của trẻ và cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu như cháo thịt nạc, thịt gà nấu hay cà rốt.

Nếu như trẻ sử dụng sữa ngoài mẹ nên tìm hiểu lại nguồn sữa bé sử dụng. Bởi sữa ngoài cũng là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở trẻ. Khi pha sữa cho trẻ mẹ nên pha loãng gấp đôi so với bình thường hằng ngày.

5.Một số phương pháp dân gian chữa khi trẻ bị tiêu chảy hiệu quả

Uống nước lá ổi

 

trẻ bị tiêu chảy

 

 

Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối. Mẹ lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Lá cây nhót

Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa khi trẻ bị tiêu chảy.

Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa khi trẻ bị tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau:

Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.

Rau sam

Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.

Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng, trẻ bị tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.

Gạo rang

Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

Lá củ cải tươi

120g. Trần bì: 30g. Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi.

Lá lựu tươi

30g. Gừng tuơi: 12g. Muối ăn: 3g. Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày.

Gừng tươi

100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày.

Lá mơ

Mẹ hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.

Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều.

Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần).

Búp ổi

Lấy vài búp ổi, sắc lên lấy nước cho bé uống, mỗi lần cho uống đổ 1 tí vào cái chén, dằn ngửa bé ra rồi đổ vào miệng, lượng nước ít thôi để bé khỏi bị sặc.

Lá lộc vừng

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cạo bỏ lớp bần bên ngoài thân cây, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô sau đó lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, cho bé uống làm hai lần trong ngày.

Chuối tiêu xanh

Chuối tiêu xanh mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.

Cỏ sữa

Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).

Sau đó, cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa.Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.

Cải tươi

Nguyên liệu: 120g lá cải tươi, 30 trần bì. Cách làm: cho hai loại lá vào nước đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo