Trẻ bị viêm lợi là một trong những triệu bệnh chứng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, bởi trẻ chưa thể ý thức được việc bảo vệ răng miệng cũng như ăn uống. Vậy mẹ phải làm sao để có thể cải thiện được tình trạng này .
Hàm răng của trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương, nhất là khi bé chưa có ý thức chăm sóc răng miệng đúng cách. Tình trạng trẻ bị viêm lợi là bệnh lý răng miệng khá phổ biến mà đôi khi các bậc cha mẹ thường không để ý đến cho đến khi các biểu hiện lâm sàng ở mức độ nặng phát ra bên ngoài. Cách điều trẻ bị viêm lợi sẽ được xác định khi bé được nha sỹ thăm khám cụ thể.
1.Dấu hiệu trẻ bị viêm lợi
– Sưng nhẹ ở viền và gai nướu là biểu hiện của trẻ bị viêm lợi ở giai đoạn đầu. Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm nướu (viêm lợi ) , tùy theo mức độ nhẹ thì trẻ bị viêm lợi sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng, nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy.
Nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Ở mức cao hơn có thể thấy trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên. Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu.
– Khi trẻ bị viêm lợi , trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Có những trường hợp có trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát. Vì nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên.
Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau, khóc không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, làm cho tình trạng trẻ bị viêm lợi tiếp tục nặng hơn.
– Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm lợi bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng, của trẻ sau khi trẻ đánh răng để xem, nếu thấy một “chút màu hồng” của các sợi lông bàn chải đánh răng đó là máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng.
– Miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.
– Ngoài ra, trẻ bị viêm lợi thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu. Các bậc cha mẹ cần để ý kiểm tra răng miệng của trẻ.
2.Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi. Do trẻ có mô lợi của bộ răng sữa khác với người trưởng thành, đỏ hơn, mềm hơn. Màng lợi cũng rộng hơn, xương ổ răng có cấu tạo cũng khác với người trưởng thành. Do đó, bệnh viêm lợi ở trẻ có nhiều điểm khác biệt so với viêm lợi ở người lớn. Trẻ bị viêm lợi bao gồm một số nguyên nhân chính sau:
- Trẻ bị viêm lợi do mọc răng: Thường xảy ra ở giai đoạn từ 6-7 tuổi khi bé mọc hai răng hàm đầu tiên. Do lợi viền không phát triển hết khi răng chưa mọc hoàn toàn, trẻ thường bị sưng lợi khi mọc răng, nhưng đây chỉ là tình trạng tạm thời..
- Trẻ bị viêm lợi do mảng bám: Đây là tình trạng xảy ra khi vệ sinh răng miệng không đảm bảo, khiến thức ăn thừa mắc kẹt lại giữa các kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào khoang miệng của trẻ.
- T rẻ bị viêm lợi do sang chấn cơ học: Trẻ xỉa răng bằng tăm, nhai phải thức ăn cứng, cắn móng tay, hay nhồi nhét thức ăn quá nhiều khi ăn cũng có thể dẫn đến viêm lợi.
Lợi (nướu) là hệ thống mềm bao quanh chân răng có chứng năng bảo vệ và giữ cho răng chắc khỏe. Bệnh viêm lợi xảy ra khi xuất hiện viêm nhiễm trên các mô mềm ở lợi. Nếu để bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Đa số trẻ bị viêm lợi là do các bậc phụ huynh ít quan tâm tới vấn đề sức khỏe răng miệng của con.
Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu:
Lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong gia đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn đầu có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.
Giai đoạn hai:
Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữa cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợp sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy cành nặng, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
3.Trẻ bị viêm lợi nguy hiểm như thế nào
Nướu răng là phần mô mềm bao quanh chân răng bên cạnh hệ thống dây chằng nha chu. Bệnh về viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.
Nướu của trẻ bình thường có màu hồng nhưng khi mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nướu, viêm chân răng thì sẽ chuyển sang màu đỏ kèm theo sưng tấy. Trẻ bị viêm lợi không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà bệnh bên trong vẫn âm thầm phát triển.
Sau đó một thời gian, bệnh sẽ phát lại theo cấp độ nặng hơn, dài ngày hơn. Đến một thời điểm nào đó, bệnh phát nặng sẽ không tự thuyên giảm nữa.
Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám trên răng và cao răng. Vi khuẩn sẽ phát sinh trên các mảng bám này và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến nướu.
Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm nướu sẽ chuyển thành viêm chân răng, viêm nha chu rất nguy hiểm. Khi trẻ bị viêm lợi diễn tiến thành viêm chân răng thì quá trình điều trị cũng phức tạp hơn.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác dẫn đến viêm chân răng như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.
Ở giai đoạn đầu của bệnh lý thì hiện tượng trẻ bị viêm lợi sẽ xảy ra kèm theo hôi miệng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé bạn nhận thấy dấu hiệu này thì không nên coi thường. Khi bệnh viêm chân răng đã phát triển nghiêm trọng thì phần nướu sẽ có xu hướng tách khỏi răng gây tụt lợi, răng có cảm giác như dài ra. Vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập tiết ra độc tố tạo thành các túi mủ, gây tiêu xương răng cũng như phá hủy các tổ chức dây chằng nha chu xung quanh răng.
4.Điều trị bị viêm lợi
Điều trị bệnh trẻ bị viêm lợi sẽ rất hiệu quả nếu bệnh được phát hiện đúng lúc ở giai đoạn khởi phát. Bệnh viêm nướu ( viêm lợi ) là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng và dễ dàng điều trị nhất.
Cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám BS. Răng hàm mặt (RHM) ở các bệnh viện Nhi để thăm khám và điều trị bệnh trẻ bị viêm lợi. Khi trẻ bị viêm lợi các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài và việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.
Tùy vào tình hình bệnh, BS. RHM sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.Cho trẻ ăn bưởi cũng là một biện pháp giúp trẻ ngừa trẻ bị viêm lợi ). Ăn bưởi sẽ giúp tăng lượng vitamin C trong máu, tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây trẻ bị viêm lợi
Khi trẻ bị viêm lợi trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy chảy máu và sợ con đau nên đã không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa hoặc ở các trẻ lớn khi đánh răng thấy vùng nào đó chảy máu nhiều thường trẻ sợ không dám đánh mạnh, chính vì điều này khiến tình trạng viêm trẻ bị viêm lợi lại càng nặng thêm.
Do đó, nướu răng của trẻ cần được chùi sạch sẽ nhiều lần trong ngày bằng bàn chải đánh răng mềm. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé.
5.Cách phòng ngừa trẻ bị viêm lợi
- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra bạn cũng nên xỉa răng vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi.
- Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.
- Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.
- Hạn chế ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng…
-
Chữa viêm lợi cho trẻ bằng một số phương pháp trong dân gian
Mật ong trị trẻ bị viêm lợi hiệu quả
Với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng trong mật ong điều trị nhiễm trùng nướu răng rất hữu hiệu. Sau khi bạn đánh răng, chỉ việc chà xát một lượng nhỏ mật ong vào vùng nướu có vấn đề.
– Chữa trẻ bị viêm lợi hiệu quả từ trà:
Trong trà đã qua sử dụng có lượng a xít tannic có thể giảm viêm nướu răng rất tốt mà không phải ai cũng biết. Bạn chỉ cần thực hiện đơn giản là sau khi bạn ngâm túi trà trong nước sôi, hãy để nguội một chút. Sau đó đặt túi trà nguội lên phần nướu bị viêm trong khoảng 5 phút hoặc lâu hơn. Đây chính là biện pháp khắc phục tại nhà rất đơn giản để ngừa viêm nướu răng.
– Tỏi tươi trị trẻ bị viêm lợi :
Trong tỏi có chứa các kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy tỏi không chỉ điều trị viêm nướu mà còn giúp giảm đau tự nhiên rất hiệu quả. Bạn nghiền nát một tép tỏi, cho thêm một chút muối và thoa hỗn hợp này vào chỗ nướu bị viêm.
– Chanh chữa trẻ bị viêm lợi hiệu quả:
Cùng với đặc tính kháng viêm trong nước ép chanh có tác dụng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng. Hơn thế nữa, trong chanh chứa vitamin C, điều này giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm. Bạn vắt nước cốt chanh và thêm một chút muối hòa lên thật kỹ. Sau đó thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút, trước khi bạn súc miệng bằng nước.
– Súc miệng bằng nước muối chữa trẻ bị viêm lợi :
Hãy súc miệng bằng nước muối giúp giảm các cơn đau do trẻ bị viêm lợi răng gây ra. Đem hòa 2 muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm. Bạn súc miệng bằng nước muối hai lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau giảm mạnh.
– Lá khuynh diệp trị viêm lợi:
Bạn lấy một vài lá khuynh diệp chà lên nướu răng có thể giúp giảm cơn đau liên quan tới viêm nướu răng. Đó là vì lá khuynh diệp có đặc tính gây tê, từ đấy làm mất cảm giác đau. Những vết sưng ở nướu răng cũng giảm đáng kể.
Đây là các cách đơn giản trị bệnh trẻ bị viêm lợi , viêm nướu mà mọi người có thể tham khảo mà không cần phải dùng thuốc điều trị viêm lợivẫn có thể thể khỏi bệnh một cách dứt điểm được.
Baking soda (bột nở)
– Sử dụng Baking soda không chỉ giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm mà còn giúp trung hòa độ a xít trong miệng, từ đó sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng và mắc bệnh nướu răng. Hãy hòa một ít baking soda vào ly nước ấm. Rồi nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch này, rồi chải răng.
Nam việt quất
– Sử dụng nước ép nam việt quất không đường có thể làm giảm trẻ bị viêm lợi bằng cách ngăn chặn vi khuẩn dính vào răng.
Chanh chữa viêm lợi
– Cùng với đặc tính kháng viêm trong nước ép chanh có tác dụng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng. Hơn thế nữa, trong chanh chứa vitamin C, điều này giúp trẻ bị viêm lợi chống các bệnh viêm nhiễm. Bạn vắt nước cốt chanh và thêm một chút muối hòa lên thật kỹ. Sau đó thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút, trước khi bạn súc miệng bằng nước.
Nước muối
– Hãy súc miệng bằng nước muối giúp giảm các cơn đau do trẻ bị viêm lợi răng gây ra. Đem hòa 2 muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm. Bạn súc miệng bằng nước muối hai lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau giảm mạnh.
Chườm đá
– Chườm một túi đá sẽ giúp làm giảm sưng và đau vì đá được cho có thể chống viêm.
Lô hội
– Lô hội có thể chữa trẻ bị viêm lợi . Bạn lấy một ít gel lô hội xoa nhẹ nhàng vào vùng bị viêm. Hoặc có thể uống nước ép lô hội cũng là cách hiệu quả để trị viêm nướu răng.
Lá húng quế
– Uống trà húng quế 3 lần/ngày sẽ giúp chữa bệnh trẻ bị viêm lợi . Lá húng quế có tác dụng tốt giúp giảm đau, tiêu sưng và loại bỏ viêm nhiễm.