Trẻ bị nôn liệu có phải là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm? Đó có lẽ là suy nghĩ của hầu hết bậc cha mẹ khi trẻ bị nôn liên tục và khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoặt hằng ngày.
Nôn trớ ở trẻ em rất hay xảy ra đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Ứng xử như thế nào khi con gặp phải tình huống này là điều không phải các bậc cha mẹ nào cũng biết.
1.Nguyên nhân khiển trẻ bị nôn
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn tùy thuộc vào tuổi của trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi (<12 tháng tuổi) Theo ThS.BS Nguyễn Diệu Vinh – Khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 2 cho biết, khó phân biệt trẻ bị nôn sữa do trào ngược hay ói, vì một số trường hợp trẻ bị nôn sữa nhiều và mạnh.
Trẻ bị nôn mạnh có thể là biểu hiện của bệnh nặng, cần được thăm khám ngay. Nguyên nhân có thể do sự tắc nghẽn hoặc hẹp dạ dày (hẹp môn vị) hay tắc ruột.
Trẻ bị nôn do nhiễm trùng tại ruột hay các nơi khác của cơ thể. Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, nếu sốt 38º C hoặc hơn, có hoặc không kèm ói, cần được thăm khám ngay.
Trẻ > 12 tháng
Nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng hệ tiêu hóa, thường do siêu vi. Ói thường xảy ra đột ngột và hết nhanh trong vòng 24 giờ. Bệnh thường kèm các triệu chứng khác như: trẻ bị nôn , tiêu chảy, sốt và đau bụng.
Nhiễm trùng hệ tiêu hóa có thể xảy ra sau khi ăn thức ăn nhiễm trùng hoặc do trẻ ngậm các đồ vật bị nhiễm khuẩn. Bệnh lây lan nhanh, giữ vệ sinh, đặc biệt là rửa tay giúp phòng bệnh.
Một số bệnh khác gây trẻ bị nôn như: trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh loét, tắc ruột, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
2.Dầu hiệu khi trẻ bị nôn
Một trong những việc mà người chăm sóc trẻ bị nôn cần phải để ý khi trẻ nôn là xem trẻ có bị mất nước hay không. Khi trẻ bị nôn nhiều lần, với lượng lớn, trẻ em rất dễ bị mất nước, so với người lớn, trẻ thường mất nước nhanh hơn. Nếu trẻ có các dấu hiệu như miệng lưỡi khô, mệt mỏi, cáu kỉnh, đi tiểu ít, mỗi lần đi lượng ít, nước tiểu sậm màu…. thì khi đó trẻ đang bị mất nước.
3.Trẻ bị nôn khi nào là bất thường?
Trẻ bị nôn có thể là hệ quả của vấn đề vệ sinh thực phẩm hoặc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nhất là trong những tháng đầu tiên. Mẹ nên gọi bác sĩ nếu thấy bé có xuất hiện những dấu hiệu sau:
– Bé ói và có dấu hiệu mất nước, bao gồm miệng khô, mắt khô, bé ít đi tiểu hơn bình thường
– Trẻ bị nôn sốt, sốt trên 38 độ
– Không chịu uống sữa
– Trẻ bị nôn liên tục trong một thời gian dài, kéo dài trong 24 tiếng
– Có hiện tượng khó thở, tim đập nhanh
– Trẻ bị nôn có kèm máu và mật xanh
3.Phải làm gì khi trẻ bị nôn?
Khi trẻ bị nôn trớ s ữa hay thức ăn ra ngoài, mẹ lấy khăn sạch lau miệng cho trẻ và quàng khăn vào cổ trẻ đề phòng bé nôn trớ tiếp. Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
- Không quát mắng hay tỏ thái độ bực tức dễ làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và trớ nhiều hơn. Từ từ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi việc nôn trớ, vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.
- Đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, không nên cho trẻ uống sữa ngay say khitrẻ bị nôn . Lau mặt miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
- Khi nôn nhiều trẻ sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể trẻ không mất chất điện giải. Tại nhà, ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.
-
Cách điều trị trẻ bị nôn hiệu quả
Lưu ý: tư thế khi trẻ bị nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm.
Khi đã lưu ý tư thế, thì nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol, bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát.
Khi bé nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất một số lượng chất lỏng nhất định. Vì thế, điều quan trọng là phải bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể bé không bị mất nước. Nhiều thông tin khuyên rằng nên cho bé uống nước oresol, nước lọc và nước quả.
Thực tế là rất nhiều trẻ bị nôn khi uống Oresol hay nước lọc vào càng ói nhiều hơn nữa, có bé cũng kg chịu uống nước hoa quả. Cách mà BKLN tư vấn các mẹ áp dụng hiệu quả vừa giúptrẻ bị nôn bù nước lại giúp con giảm mệt mỏi và nhanh lại sức đó là cho bé uống nước đường, các bé sẽ dễ uống hơn và giảm nôn trớ rất nhanh. Khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sẽ khiến bé bị nôn tiếp tục, nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một.
Khi con nông trớ, các mẹ nên:
– Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước đường sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.
– Nếu bé tiếp tục trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước đường sau mỗi nửa giờ. Hoặc có thể chỉ cho bé uống nước đường nếu thấy bé chịu hơn.
– Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Không cho bé bú 1 lần nhiều trong thời gian này.
Nếu bé đã ngừng nôn trớ sau 12 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường nhưng vẫn nên cho ăn ít hơn so với bình thường, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn, vẫn cho bé uống nhiều nước. Cho bé ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, chọn loại binh thường bé thích ăn và dễ ăn với bé.
Đừng tự ý mua cho con dùng loại thuốc chống nôn trớ nào khi chưa cho con đi khám và được bác sĩ kê đơn. Nhất là với các bé dưới 6 tháng tuổi sẽ rất nguy hiểm.
Khi trẻ nôn trớ, mẹ nên xem con có bị sốt hay đi phân lỏng, tiêu chảy, ho, hay sổ mũi, phát ban, …, kèm theo không. Nếu có là bé nôn trớ do một bệnh lý nào đó, khiến cơ thể mệt mỏi và gây ra nôn trớ.
Đa sốtrẻ bị nôn trớ là do ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, do cơ thể bé không dung nạp được thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung khi bé ăn dặm quá sớm, hoặc khi trẻ ăn các loại thức ăn mới lạ, ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó.
Nếu sau khi nôn, trẻ vẫn chơi bình thường, thì đó là do cách ăn uống chưa hợp lý ở trẻ, không do bệnh lý, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Và mẹ cần phải điều chỉnh cách cho ăn.
Mẹ nên nhớ khi trẻ bị nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi, chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng nôn trớ khi ấy và bé càng quấy khóc nhiều hơn.
– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ có biểu hiện không muốn ăn, ngại khi nhìn thấy thức ăn.
– Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .
– Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế bé từ 15 -20 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
– Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
– Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp trẻ bị sặc, đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ. Dị vật, chất nôn sẽ được tống ra. Sau khi tống chất nôn ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến bệnh viện.
5.Trẻ bị nôn nên ăn uống gì?
Chế độ ăn trẻ bị nôn với chất lỏng
Cách vài giờ kể từ lần cuối cùng bị nôn hãy cho bé ăn theo một chế độ ăn lỏng, loãng, chúng sẽ dễ dàng được tiêu hóa hơn, đường ruột dễ hấp thu hơn và không bị quá tải. Có thể cho trẻ ăn cháo loãng, uống nước hoa quả, kể cả cam quýt, hay uống sữa.
Nhiều bậc cha mẹ thấy trẻ bị nôn , đi ngoài thường kiêng khem quá mức làm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thiếu chất dễ dẫn đến mắc bệnh khác.
Uống nước gừng
Từ hàng trăm năm nay, ông cha chúng ta thường sử dụng gừng để làm giảm các cơn đau ở dạ dày và đường ruột. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng gừng có tác dụng rất lên dạ dày, đường ruột và hệ thần kinh nhằm kiểm soát các triệu chứng buồn nôn. Có thể sử dụng nước gừng ấm pha loãng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên uống từng chút một.
Thuốc
Khi trẻ bị nôn ói, cha mẹ không nên sốt ruột, tốt nhất nên quan sát để tìm hướng xử lý phù hợp nhất. Nôn trớ thường xảy ra trong một thời gian nhất định, không nhất thiết phải dùng ngay các loại thuốc chống nôn cho trẻ bởi nếu trẻ bị nôn do một loại virus đường ruột chẳng hạn, thuốc sẽ không thể giải quyết vấn đề. Nếu trẻ bị nôn nặng dẫn đến mất nước hãy cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân khiến trẻ bị nôn.
6.Khi nào trẻ bị nôn thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức
Trẻ ói dịch mật (xanh) hoặc máu (đỏ hoặc nâu).
Trẻ bị nôn ói kéo dài hơn 24h.
Trẻ bị nôn không ăn hoặc uống được trong vài giờ.
Trẻ có mất nước: môi khô, khóc không có nước mắt, không tiểu trong vòng 6 giờ.
Đau bụng nhiều.
Sốt > 38.4ºC hơn 3 ngày hoặc ngay khi trẻ sốt > 39ºC
Trẻ lừ đừ, ngủ gà.