Trẻ bị nghẹt mũi – Nguyên nhân và cách điều trị nghẹt mũi ở trẻ

Trẻ bị nghẹt mũi có thể là biến chứng của viêm xoang, viêm mũi..và thường xảy ra nhiều vào ban đêm. Vậy cách chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi như thế nào cho đúng cách và hiệu quả?

 

Trẻ bị nghẹt mũi

Trẻ bị nghẹt mũi có thể là biến chứng của viêm xoang, viêm mũi

 

Trẻ sơ sinh thường dễ mác các bệnh về mũi do sức đề kháng còn non yếu. Một trong số đó phải kể đến triệu chứng nghẹt mũi do tiếp xúc với các chất gây kích thích dị ứng, nhiễm virus và vi khuẩn hoặc thay đổi độ ẩm.

 

Khi đó, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục cho bé tránh trường hợp bé không thở được dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

1.Dấu hiệu trẻ bị nghẹt mũi

Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi , tắc, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu, trẻ cảm thấy mất ngửi… Khi trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát.

 

Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị nôn trớ… Ở trẻ sơ sinh, trẻ bị nghẹt mũi  làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm ôxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc,…

2.Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi

Nguyên nhân  trẻ bị nghẹt mũi  đầu tiên đó là do nhiễm khuẩn, đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Đôi khi dị ứng cũng làm trẻ bị nghẹt mũi . Nếu bé bị ngạt mũi do nhiễm khuẩn hay dị ứng thường bệnh chỉ kéo dài 2 – 3 ngày là khỏi.

 

Nếu trẻ bị nghẹt mũi  do trào ngược axit, viêm xoang hay nhiễm khuẩn thứ cấp khiến dịch mũi đổi màu bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần, nếu không chữa trị đúng cách. Ngạt mũi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé, vì vậy bạn nên đưa bé đi khám nếu ngạt mũi kéo dài.

3.Cách điều trị khi trẻ bị nghẹt mũi

Nếu như gia đình đã tuân thủ nguyên tắc trên mà con vẫn bị ngạt mũi khi ngủ thì bạn có thể lưu ý một số phương pháp xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm như sau:

  1. Nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) vào mỗi bên lỗ mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Mát xa nhẹ nhàng từng bên mũi.

 

trẻ bị nghẹt mũi

 

  1. Hút sạch dịch mũi sau khi nhỏ mũi cho con, giúp bé khai thông đường thở. Các dụng cụ hút mũi được bán rất nhiều ở các hiệu thuốc hoặc cửa hàng chuyên bán đồ trẻ em. Nhớ rửa lại dụng cụ hút mũi bằng nước sạch nhiều lần sau khi hút mũi xong

 

  1. Có thể cho con xông hơi bằng một bát nước nóng có pha 2-3 giọt tinh dầu (dầu tỏi, dầu oải hương, dầu bạc hà) hoặc tắm hơi nhẹ nhàng trước khi ngủ. Khi bé được hít thở trong hơi nước nóng sẽ làm dịch đờm trong mũi họng dễ dàng thoát ra, giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ bị nghẹt mũi  về đêm.

 

  1. Cho con uống siro để giảm nhanh triệu chứng ngạt mũi về đêm. Hiện đã có siro chuyên dùng cho trẻ em, giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi như siro CottuF. Bạn có thể cho con uống sau khi rửa mũi, dùng song song với phương pháp rửa mũi để con có hơi thở nhẹ nhàng, cảm thấy dễ chịu. Siro CottuF có vị ngọt dễ uống, không phải là kháng sinh và có thể dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

 

  1. Đề phòng mất nước: Khi trẻ bị nghẹt mũi , bé phải thở bằng miệng và điều này làm bé dễ bị mất nước. Do đó hãy cho bé bú thêm hoặc uống thêm nhiều nước lọc, nước trái cây, dung dịch bù điện giải (Oresol).

 

  1. Hãy ôm ấp, vỗ về và quan tâm bé nhiều hơn; vì nhiều bé (nhất là trẻ sơ sinh) sẽ khá hoảng sợ khi bé thấy mình không thể thở bằng mũi. Điều này thực sự rất quan trọng với đứa con bé bỏng của chúng ta!

 

  1. Hút mũi để làm thông thoáng đường thở

Hút, rửa mũi là việc đầu tiên cần làm ngay khi trẻ bị nghẹt mũi  hay sổ mũi. Đa số các bé dưới 2 tuổi đều chưa thể tự xì mũi nên mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi và dung dịch Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%  để vệ sinh mũi cho con.

 

Đây cũng là phương pháp điều trị đơn giản và an toàn nhất cho các bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Chi tiết các bước hút, rửa mũi mẹ có thể xem ở đây:  Chuyên gia hướng dẫn cách rửa mũi cho bé hiệu quả nhất

Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý: sổ mũi, nghẹt mũi… có thể là dấu hiệu của cúm. Do đó, việc rửa mũi lúc này chỉ có ý nghĩa điều trị triệu chứng, không có tác dụng diệt trừ  hoàn toàn virus mà trẻ mắc phải.

 

Nếu sau khi rửa mũi vài ngày mà nước mũi của trẻ đặc hơn, chuyển màu vàng – xanh thì mẹ hãy chuẩn bị tâm lý: hiện tượng sổ mũi, trẻ bị nghẹt mũi  có thể kéo dài tới 2 tuần nữa.

 

4.Cách chăm sóc tại nhà khi trẻ bị nghẹt mũi

Những điều cần làm

 

 

– Vệ sinh, làm thông thoáng mũi: Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ bị nghẹt mũi .

Biện pháp này còn giúp sát khuẩn nhẹ, an toàn cho niêm mạc mũi, làm giảm và hết nghẹt mũi. Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 – 5 lần một ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.

 

 

Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách.

 

Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại. Chú ý nhắc trẻ không hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ. Có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ, tuy nhiên cần lưu ý làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và vệ sinh thật sạch trước và sau khi sử dụng.

 

 

– Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.

 

 

Cần tránh

 

– Không dùng miệng để hút mũi trẻ sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ

 

– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, thuốc kháng sinh để trị trẻ bị nghẹt mũi  vì có thể gây ngộ độc thuốc có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Xông hơi:

Mẹ có thể cho bé xông hơi trong lúc tắm bằng nước nóng bốc hơi hoặc dùng một số loại thảo dược như lá kinh giới, lá tre,… với lượng ít rồi nấu nước lên xong hơi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các dịch nhờn được hình thành trong mũi bé.

 

Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Tuy nhiên, vì sức chịu đựng và đề kháng của trẻ còn non yếu nên cha mẹ cần hết sức chú ý khi dùng biện pháp này. Không nên để hơi quá nóng hoặc nước xông quá đậm mùi sẽ khiến trẻ bị nghẹt mũi  khó thở.

 

Nước muối:

Dùng nước muối là một biện pháp an toàn và phổ biến để chữa trẻ bị nghẹt mũi . Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Các mẹ có thể dùng nước muối theo 2 cách. Cách 1 là mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé).

 

Bạn chú ý nên hỏi rõ bác sĩ hoặc người bán thuốc loại chuyên dùng cho bé và nên mua ở những cơ sở uy tín. Cách 2, các bạn có thể tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà bằng cách pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ.

 

Cho trẻ uống nhiều nước:

 

Chất lỏng sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm lượng nước cho bé bằng cách cho trẻ bị nghẹt mũi  uống thêm nước, bú sữa mẹ, uống sữa bột, sữa bò tươi, súp…

 

Hơi tinh dầu bạc hà:

Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày trẻ bị nghẹt mũi .

 

Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn.

 

Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ:

 

Đây là cách dân gian hay dùng mỗi khi thấy trẻ bị ngạt mũi và cho hiệu quả cao. mẹ chỉ cần cho gối của bé cao hơn thường ngày để bé dễ thở. Cùng với đó, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

 

Trẻ bị ngạt mũi thường cảm thấy khó chịu và bức bối, sinh ra quấy khóc liên tục. Mẹ cần nhanh chóng áp dụng một trong số các biện pháp trên để khắc phục tình trạng bệnh cho bé. Bé sẽ thoải mái vui chơi và ngủ ngon mà không bị những con khò khè hỏi thăm nữa.

 

Cháo/súp gà giúp bé tỉnh táo, mau khỏe

Cháo gà là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm mỗi khi trẻ bị nghẹt mũi  (cảm, cúm, ho, nghẹt mũi khó thở…) giúp con tỉnh táo, dễ thở, bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn.

 

Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể nấu cháo/súp với độ nhuyễn, lỏng khác nhau bằng cách ninh gà lấy nước dùng nấu bột hoặc xay nhuyễn gà và nấu cùng gạo, rau… cho con ăn khi còn ấm.

 

Trong trường hợp bé không thích ăn cháo gà, mẹ có thể thử món cháo hành tây – tía tô, cũng rất hiệu nghiệm.

 

Tạo tinh thần thoải mái cho trẻ

Các chuyên gia đều cho rằng sự quan tâm, chăm sóc với thái độ lạc quan, tích cực của cha mẹ sẽ làm giảm tác động của bệnh tật. Trong thời gian bị ốm trẻ bị nghẹt mũi  rất cần được vỗ về, an ủi và cảm thấy yêu thương.Cả gia đình hãy tạo bầu không khí nghỉ ngơi, thoải mái; hạn chế lo lắng và cãi vã để trẻ cũng như bố mẹ có tinh thần tốt nhất.

 

Cha mẹ có thể ôm ấp, đọc truyện cho con để con dễ ngủ hơ; cho con ngủ cùng phòng hoặc cùng giường để tiện chăm sóc vào ban đêm.  Đừng vì quá nghiêm khắc mà cấm trẻ bị nghẹt mũi  xem hoạt hình hay chương trình yêu thích.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo