Trẻ bị khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do dị tật mũi, khí quản, trẻ bị cảm cúm..Mẹ cần nhận biết nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị khó thở để có phương pháp điều trị phù hợp.
1.Dấu hiệu trẻ bị khó thở
Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực.
Bên cạnh đó trẻ còn có những triệu chứng khác như khàn tiếng hay mất tiếng khi nói, ho, khóc. Đầu trẻ thường bị gật gù khi thở và hay bị ngửa ra sau trong thì hít vào. Nếu quan sát thì sẽ thấy sụn thanh quản nhô lên khi hít vào, mặt trẻ bị nhăn lại, hai cánh mũi nở rộng.
Để chẩn đoán mức độ trẻ bị khó thở thanh quản của trẻ người ta chia ra 3 mức độ nặng, nhẹ khác nhau, đây là yêu cầu rất cần thiết để có thể đưa ra những xử trí đúng đắn nhất.
Mức độ 1: Trẻ xuất hiện khàn và rè tiếng khi nói, khóc, nhưng tiếng ho có thể vẫn còn trong hoặc hơi rè. Biểu hiện khó thở chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưa rõ, cơn co kéo hô hấp ít. Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng, trẻ vẫn còn chơi, chưa quấy khóc nhiều.
Mức độ 2: Trẻ bị mất tiếng, nói không rõ từ, tiếng ho trở nên ông ổng. Lúc này triệu chứng khó thở thanh quản rất điển hình, tiếng rít thanh quản rõ, cơn co kéo hô hấp mạnh. Trẻ xuất hiện trạng thái kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.
Mức độ 3: Trẻ bị mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành tiếng, nghe phều phào. Ngay cả khi ho cũng không thành tiếng hoặc muốn ho mà không ho được. Biểu hiện khó thở trở nên dữ dội, có triệu chứng thiếu ôxy nặng nề, lúc này trẻ có thể bị tím tái, rối loạn nhịp thở. Toàn thân trẻ bị ảnh hưởng thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã…), tim mạch, da tái vã mồ hôi…
2.Nguyên nhân khiến trẻ bị khó thở
Trẻ sơ sinh bị khó thở
Khó thở ở trẻ sơ sinh thường là do lúc lọt lòng có một chướng ngại cơ học ở khoảng từ lỗ mũi đến chỗ phân chia ra hai phế quản gốc bởi các nguyên nhân chính như:
– Dị dạng mũi: nghẽn cả hai lỗ mũi gây ngạt (do trẻ chưa biết thở bằng miệng), trẻ bị tịt lỗ mũi hay tật không có lỗ mũi
– Do miệng: trẻ có tật lưỡi to, có khối u ở miệng, mắc hội chứng pierre robin (hàm dưới nhỏ thụt về phía sau,hở hàm ếch, lưỡi tụt)
– Do họng: trẻ có khối u giữa họng, u giữa lưỡi hay u dính bên cạnh họng
– Do thanh quản: rút thanh quản bẩm sinh, áp xe thanh quản, u thanh quản, liệt thanh quản, dị dạng thanh quản
– Do khí phế quản: thiếu khí phế quản, khí phế quản bị trèn ép, u nang bạch mạch ở cổ…
Trẻ nhỏ và trẻ lớn bị khó thở
Do các nguyên nhân cơ học, hóa học hoặc các dị tật bẩm sinh gây nên trẻ bị khó thở cấp tính hay mãn tính.
– Do dị vật đường ăn, dị vật đường thở: người lớn cẩu thả không trông nom cẩn thận khiến trẻ cho đồ vật vào miệng hay cho trẻ ăn những đồ ăn không thích hợp như thức ăn chứa hạt, xương hoặc trẻ ngậm lâu thức ăn trong miệng.
Khi trẻ cười nói hoặc chơi đùa, thức ăn, dị vật trào ngược lên mũi hay mắc ở thanh, khí phế quản hoặc ở họng, hạ họng gây bít tắc hoàn toàn hoặc một phần đường thở.
– Do trẻ bị còi xương, nhiễm khuẩn nặng ở họng: khiến trẻ dễ mắc phải nhiễm khuẩn thanh quản mãn tính gây khó thở.
– Do niêm mạc sụn thanh quản như: hẹp thanh quản mãn, chấn thương, u máu thanh quản ngây ra dị dạng sụn thanh quản.
Trong trường hợp trẻ bị khó thở thanh quản cấp tính thường là do những nguyên nhân như: dị vật đường thở, đây là do trong quá trình ăn, ngậm thức ăn hoặc đồ vật nào đó bị rơi vào thanh quản. Trường hợp này rất hay gặp, nhất là khi trẻ vừa ăn vừa chơi không tập trung;
Viêm thanh quản cấp là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này, bệnh xuất hiện có thể do vi khuẩn( H.influenza, streptocoque, staphylocoque) hoặc do virut (hay gặp nhất là virut cúm, sau đó là virut nhóm myxovirut);
Những trẻ bị còi xương và nhiễm khuẩn nặng ở họng, đau không nuốt, nói được cũng hay mắc phải tình trạng khó thở thanh quản cấp tính. Bên cạnh đó bệnh bạch hầu thanh quản và viêm thanh quản do sởi cũng là những yếu tố quan trọng khiến trẻ rơi vào tình trạng cấp cứu này.
3.Mẹ phải làm gì khi trẻ bị khó thở
Hút mũi để làm thông thoáng đường thở
Hút, rửa mũi là việc đầu tiên cần làm ngay khi trẻ bị khó thở hay sổ mũi. Đa số các bé dưới 2 tuổi đều chưa thể tự xì mũi nên mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi và dung dịch Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để vệ sinh mũi cho con.
Đây cũng là phương pháp điều trị đơn giản và an toàn nhất cho các bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý: sổ mũi, nghẹt mũi… có thể là dấu hiệu của cúm. Do đó, việc rửa mũi lúc này chỉ có ý nghĩa điều trị triệu chứng, không có tác dụng diệt trừ hoàn toàn virus mà trẻ mắc phải.
Nếu sau khi rửa mũi vài ngày mà nước mũi của trẻ đặc hơn, chuyển màu vàng – xanh thì mẹ hãy chuẩn bị tâm lý: hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi có thể kéo dài tới 2 tuần nữa.
Cho con uống siro để giảm triệu chứng trẻ bị khó thở
Nghẹt mũi, sổ mũi gây ra tình trạng trẻ bị khó thở ; làm con gặp khó khăn khi ăn uống, vui chơi. Với trẻ từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể dùng thuốc dạng siro như CottuF để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi cho bé.
Bổ sung thêm nước cho trẻ bị khó thở
Bổ sung nước giúp làm loãng dịch mũi, chống mất nước để tăng khả năng chống chọi với vi trùng. Khi bị nghẹt mũi hay sốt, bé cần được cung cấp gấp đôi lượng nước bình thường.
Dịch mũi làm bé gặp khó khăn khi bú/uống nên mẹ đừng quên rửa mũi và cho con uống siro giảm nhanh triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi… để khai thông đường thở.
Mẹ có thể cho bé bổ sung nước bằng cách: cho bé bú thêm – bú không hạn chế, theo nhu cầu của bé. Nếu bé bú bình thì cần cho bé uống thêm nước giữa các cữ bú khác nhau. Ngoài ra cần bổ sung nước trái cây, ăn các loại súp lỏng, uống thêm nước lọc…
Cháo/súp gà giúp trẻ bị khó thở tỉnh táo, mau khỏe
Cháo gà là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm mỗi khi con bị ốm (cảm, cúm, ho, nghẹt mũi khó thở…) giúp con tỉnh táo, dễ thở, bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn
Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể nấu cháo/súp với độ nhuyễn, lỏng khác nhau bằng cách ninh gà lấy nước dùng nấu bột hoặc xay nhuyễn gà và nấu cùng gạo, rau… cho con ăn khi còn ấm.
Trong trường hợp bé không thích ăn cháo gà, mẹ có thể thử món cháo hành tây – tía tô, cũng rất hiệu nghiệm.
Tạo tinh thần thoải mái cho trẻ bị khó thở
Các chuyên gia đều cho rằng sự quan tâm, chăm sóc với thái độ lạc quan, tích cực của cha mẹ sẽ làm giảm tác động của bệnh tật. Trong thời gian bị ốm, trẻ rất cần được vỗ về, an ủi và cảm thấy yêu thương.Cả gia đình hãy tạo bầu không khí nghỉ ngơi, thoải mái; hạn chế lo lắng và cãi vã để trẻ cũng như bố mẹ có tinh thần tốt nhất.
Cha mẹ có thể ôm ấp, đọc truyện cho con để con dễ ngủ hơ; cho con ngủ cùng phòng hoặc cùng giường để tiện chăm sóc vào ban đêm. Đừng vì quá nghiêm khắc mà cấm con xem hoạt hình hay chương trình yêu thích.
4.Phòng ngừa cho trẻ bị khó thở
Tất cả những trường hợp trẻ bị khó thở thanh quản đều cần được theo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tình trạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thở phải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanh quản. Nhiều trường hợp nặng phải sử dụng mở nội khí quản, thở ôxy.
Tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.
Trẻ bị khó thở thanh quản là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nhiều nguyên nhân có thể dự phòng được. Các bậc cha mẹ không nên để trẻ ngậm đồ vật dễ gây hóc, mặt khác còn gây nhiễm khuẩn, giun sán.
Nên vệ sinh sạch sẽ cho bản thân trẻ bị khó thở và người chăm sóc trẻ, nhất là vệ sinh trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Mang lại cho trẻ một không gian sống thoáng, sạch.
Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ bị khó thở đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.