Trẻ bị bỏng cần phải làm gì đầu tiền – Sơ cứu cho trẻ bị bỏng

Khi trẻ bị bỏng mẹ cần phải sơ cứu tại nhà ngay lập tức để giảm bớt hậu quả khi trẻ bị bỏng. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách sơ cứu, chữa trị hiệu quả cho trẻ. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu cách sơ cứu đúng cách cho trẻ bị bỏng trong những trường hợp khác nhau nhé.

 

Trẻ bị bỏng

Khi trẻ bị bỏng mẹ cần phải sơ cứu tại nhà ngay lập tức

 

1.Cách sơ cứu tại nhà cho trẻ bị bỏng

Trẻ nhỏ trong khi chơi nghịch rất dễ gặp phải tai nạn như ngã, bỏng, bị dị vật vào mắt… Mỗi loại tai nạn gây ra những vết thương khác nhau và cần có cách sơ cứu khác nhau.

 

Trẻ bị bỏng pô xe máy:

– Ngay lập tức, làm mát vùng da bị bỏng, bằng cách đặt vết bỏng dưới vòi nước (hoặc dội nhiều nước sạch lên vết bỏng), trong vài phút.

– Nếu có sẵn, nên bôi phủ vết bỏng bằng thuốc mỡ đặc trị để làm dịu và giúp vết bỏng mau lành.

– Băng lại bằng gạc sạch. Thoa thuốc bôi vào bông băng trước khi băng sẽ giúp bé đỡ đau hơn.

– Thay băng sau 24 giờ và sau đó mỗi 2–3 ngày. Rửa vết thương bằng nước muối, bôi thuốc mỡ đặc trị phủ kín vết bỏng và băng lại bằng gạc sạch.

– Không nên chọc vỡ bóng nước, bôi đắp các loại thuốc không rõ (vì sẽ làm chậm lành vết thương và thêm nguy cơ nhiễm trùng).

– Đưa bé đến cơ sở y tế, nếu trong quá trình chăm sóc tại nhà, có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng, như da bị đỏ lên hoặc mất màu ở vùng da bình thường quanh vết trẻ bị bỏng , vết bỏng có mùi hôi làm bé đau hơn, vết bỏng sưng nhiều, bé sốt hoặc kèm ớn lạnh.

 

Trẻ bị bỏng lửa, nước sôi:

Khi trẻ không may bị bỏng lửa, nước sôi, cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau:

– Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

 

– Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

– Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

– An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ bị bỏng  ở tư thế nằm.

– Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

 

Trẻ bị bỏng do điện giật:

Bỏng do dòng điện chia thành 2 nhóm: do luồng điện có hiệu điện thế thông dụng (1000V). Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có hiệu điện thế cao.

Cha mẹ phải cắt ngay nguồn điện, dùng cây gỗ để gạt bỏ dây điện, kéo bé ra xa nguồn điện.

 

  1. Nếu bé bất tỉnh, khai thông đường thở, và chuẩn bị hô hấp nhân tạo theo từng độ tuổi.
  2. Làm mát vết bỏng bằng cách giữ vùng bị thương ít nhất 10 phút dưới nước lạnh đang chảy.
  3. Đắp lên vết thương bằng vải sạch không đổ lông hoặc một túi nilon sạch, rồi dán yên vị nó.

Lưu ý ngăn ngừa các tai nạn về điện

  • Đậy các ổ cắm thật an toàn và kiểm tra dây, thay cầu chì thích hợp.
  • Kiểm tra để thay dổ điện bị hư mòn và đảm bảo lõi đồng không bị hở ra ngoài.
  • Lắp nắp đậy vào những ổ cắm không dùng nữa.
  • Không kéo dây điện ở những nơi trẻ có thể với tới hoặc ngã vào.
  • Lắp thiết bị ngắt mạch.
  • Hãy dạy trẻ bị bỏng không nên nghịch ngợm hay sờ mó dây điện hoặc các ổ điện…

 

Trẻ bị bỏng hóa chất ở mắt

Hóa chất tình cờ văng vào mắt có thể gây ra tổn thương hoặc thậm chí là mù mắt. Trẻ sẽ rất đau mắt, mắt sẽ đỏ lên và chảy nước. Trẻ cũng sẽ thấy khó mở mắt ra được. Bạn không được để trẻ bị bỏng  dụi hoặc chạm vào mắt, để tránh hóa chất lan qua chỗ khác trên mặt.

 

 

  1. Lập tức rửa sạch hóa chất. Giữ đầu bé cúi trên một cái chậu, mắt không bị thương nằm trên và mở vòi nước lạnh dội qua mắt bị đau trong 20 phút. Mang găng tay cao su để tránh dính phải hóa chất. Nếu khó giữ đầu bé cúi trên chậu, hãy lấy bình nước xối qua mắt bé.

 

  1. Khi mắt bé đã rửa kỹ, đắp một miếng khăn sạch.

 

 

Sau khi sơ cứu trẻ bị bỏng , nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được rửa mắt bằng các dung dịch đặc biệt, nhằm đảm bảo không còn hoá chất kết dư trong mắt.

 

Khi đưa trẻ bị bỏng tới viện, người nhà cũng nên mang theo chai lọ và nhãn mác dung dịch, hoá chất gây chấn thương đến bệnh viện để bác sĩ nhận biết nhanh được loại hoá chất gây bỏng và có hướng xử trí nhanh nhất.

 

Trẻ bị bỏng nắng

Da trẻ rất nhạy cảm với các tia cực tím có hại, và phơi nắng quá nhiều lúc còn nhỏ làm tăng nguy cơ ưng thư da về sau. Bỏng nắng trên vùng rộng có thể nguy hiểm.

  1. Đưa bé vào chỗ râm mát hoặc phòng lạnh. Cho bé uống nước mát.
  2. Làm dịu những vùng da bị bỏng đỏ bằng thuốc bôi ngoài da calamine hoặc kem thoa sau khi đi nắng.
  3. Không để bé tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp ít nhất 48 tiếng.
  4. Nếu bé bị rộp da hoặc có dấu hiệu say nắng hãy gọi bác sĩ.

 

 

Trẻ bị bỏng

 

Lưu ý:

Hỏi bác sĩ ngay nếu sau khi bị bỏng nắng trẻ bị sốt, da khô, và trông bối rối thẫn thờ. Trẻ có thể bị say nắng, một tình trạng nguy cấp.

Phòng ngừa

  • Phòng bệnh hơn trị bệnh; trẻ luôn phải đội nón, mặc áo quần, và bôi kem chống nắng khi ra ngoài nắng.
  • Che kín toàn bộ da trẻ để tránh ánh sáng mạnh.

Thoa kem chống nắng lên toàn bộ phần da để trần của cơ thể.

  • Cho trẻ mặc quần áo chống tia cực tím khi đi nắng.
  • Bôi kem chống nắng lên phần môi và mũi bé và bảo vệ phận gáy bằng một chiếc mũ rộng vành.
  • Thoa kem chống nắng lần nữa khi trẻ vừa dưới nước lên nếu cho trẻ đi bơi hay tắm biển dưới trời nắng.

 

2.Phân biệt cấp độ trẻ bị bỏng

Trẻ bị bỏng độ 1:

– Da đỏ lên, không có phỏng nước.

– Chỉ lớp da ở nông nhất bị ảnh hưởng.

– Vết bỏng lành nhanh, không để lại sẹo.

 

Trẻ bị bỏng độ 2:

– Da bị tổn thương sâu hơn, tạo phỏng nước, gây đau đớn (tuyệt đối không được chọc phá các bọng nước này).

– Một phần chân bì (phần sâu của da) vẫn còn nên da có thể tái tạo được.

– Nếu điều trị đúng sẽ không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng.

 

Trẻ bị bỏng độ 3:

– Hủy hoại toàn bộ bề dày của da. Thường không có bóng nước vì lớp trên cùng của da đã bị phá hủy.

– Vùng da bỏng có mầu trắng hoặc cháy sém. Có thể bỏng sâu tới cơ và xương.

– Để lại sẹo kể cả nếu điều trị đúng.

 

3.Chăm sóc cho trẻ bị bỏng

Làm nguội vết thương khi trẻ bị bỏng

Rửa vết thương trẻ bị bỏng  với thật nhiều nước lạnh. Để vết thương dưới vòi nước lạnh đang chảy từ 15 đến 25 phút hoặc cho đến khi cảm thấy hết đau. Chỉ dùng nước lạnh là đủ. Việc dùng nước đá có ích trong một số trường hợp nhưng không phải lúc nào cũng có kết quả tốt.

 

Trường hợp trẻ bị bỏng chất lỏng (dầu, nước sôi, axit), trước hết phải cởi bỏ y phục bị ướt ra, kế đó mới ngâm nước lạnh chỗ bị bỏng. Nếu y phục bị dính vào vết thương, đừng cố gỡ ra, hãy rửa nước lạnh bên ngoài lớp vải và tìm bác sĩ.

 

Việc rửa nước lạnh có công dụng làm vết bỏng không lan rộng, đồng thời làm vết bỏng nhỏ hơn, và ít đau đớn hơn.

 

Giữ sạch vết trẻ bị bỏng

 

Một số người thường nghĩ, những chất như bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm… có thể làm dịu vết bỏng. Điều đó không đúng. Thực ra, phương pháp tốt nhất là giữ vết bỏng sạch sẽ, đừng động chạm gì trong vòng 24 giờ sau đó. Nếu vết bỏng nằm ở những chỗ dễ đụng chạm, có thể dùng một băng vải đắp lên chỉ với mục đích tránh sự đụng chạm làm đau đớn mà thôi.

 

Rửa xà phòng

Sau 24 giờ, bạn có thể rửa vết bỏng với xà phòng và nước lạnh hoặc một dung dịch thuốc Betadine có bán tại các hiệu thuốc tây. Rửa mỗi ngày một lần, lau hoặc quạt cho khô sau khi rửa.

 

Bôi kem kháng sinh

Vết bỏng nhẹ tuy ít khi bị nhiễm trùng nhưng khi bị thì có khuynh hướng làm độc và lan rộng. Vì thế, bạn nên dùng các loại kem kháng sinh chống nhiễm trùng có bán tại các hiệu thuốc tây (cùng loại với kem trị vết thương, đứt tay). Các hiệu sau đây có kết quả tốt: Polysporin, Neosporin, Johnson & Johnson First-Aid cream.

 

 Vết phồng

Thường vết phồng sẽ xuất hiện 1-2 hôm sau khi bị bỏng. Đối với vết phồng nhỏ, tốt nhất là để nguyên như vậy. Trong trường hợp vết phồng lớn và ở những chỗ hay bị chạm phải, xin xem cách chữa trị ở chương nói về vết phồng nước.

 

4.Một số phương pháp trị trẻ bị bỏng trong dân gian

 

Dùng lá nha đam trị trẻ bị bỏng

Nha đam (Aloe-vera) là một loại cây thường mọc ở sa mạc, lá có gai như cây dứa gai, dài chừng 1-2 gang tay, trong chứa chất nhờn. Chừng 3 ngày sau khi bị bỏng, bạn có thể ngắt một lá, lấy chất nhờn bên trong bôi lên vết trẻ bị bỏng  g. Vết thương sẽ mát hơn, dễ chịu hơn và không bị khô nứt. Các hiệu thuốc tây đều có bán loại kem Aloe này. Việc dùng lá tươi hay kem đều có công hiệu như nhau.

 

Ghi chú: Không nên dùng lá hoặc kem nha đam (Aloe-vera) nếu bạn có bệnh tim, đang dùng thuốc aspirin hoặc các loại thuốc làm loãng máu.

 

Cho trẻ bị bỏng  uống sinh tố

– Sinh tố C: Cần thiết cho sự tạo thành collagen, một chất do cơ thể sản xuất ra để làm da chỗ bỏng chóng lành hơn. Bác sĩ Mary E., chuyên khoa về sinh tố trị liệu tại Arkansas (Mỹ) đề nghị liều lượng 5000 mg sinh tố C mỗi ngày (uống mỗi lần 1 viên 1000 mg, cách vài tiếng một lần. Sinh tố này không gây nguy hiểm khi dùng ở liều lượng nói trên).

 

– Sinh tố E: Giúp cho vết bỏng chóng lành hơn sau khi liền da. Mỗi ngày trẻ bị bỏng  uống một viên sinh tố E loại 400 IU. Chờ cho vết bỏng không còn phồng lên nữa mà bắt đầu khô lại với lớp da non mầu hồng đỏ thì hằng ngày lấy dầu bôi lên chỗ da đó cho đến khi lành hẳn.

 

Lòng trắng trứng

Ngay khi trẻ bị bỏng , lập tức đưa vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh chảy liên tục trong nhiều phút cho đến khi vết bỏng dịu hẳn, đỡ rát.

 

Dùng lòng trắng của trứng gà hoặc trứng vịt quết lên trẻ bị bỏng . Nhớ dùng vật liệu mềm hoặc gấp quá thì dùng tay phết nhẹ, tránh làm tổn thương vết bỏng.

 

Nên quết từ ngoài vào, từ chỗ lành vào trong. Đợi lòng trắng trứng khô thì quết thêm lớp nữa chồng lên.

 

Cứ làm như vậy liên tục trong 1,2 giờ đầu. Sau đó khoảng 3 – 4 giờ quết lại 1 lần.

Từ ngày thứ hai trở đi, mỗi ngày quết 2 – 3 lần (sáng, trưa, chiều), quết đè lên những lần trước.

Sang ngày thứ ba, khi nhận thấy vết bỏng hết đau rát, vết bỏng không bị phồng thì “thay băng” bằng cách lấy nước sạch đã đun sôi, để nguội tưới nhẹ lên vết bỏng. Lòng trắng trứng sẽ mềm ra và trôi đi.

 

Dùng khăn sạch mềm thấm khô, sau đó băng tiếp lần thứ hai như trên.

Thường chỉ sau 3 – 5 ngày là da trở lại bình thường như khi chưa bị bỏng. Nếu cẩn thận ta có thể “băng” tiếp lần thứ 3 để đảm bảo chắc chắn.

 

Lá cây thuốc bỏng

 

Trẻ bị bỏng

 

  1. Hữu Bảo chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống cho biết, lá cây thuốc bỏng để tươi, rửa sạch, giã nát, đắp hoặc ép lấy nước bôi. Thân rễ cây ráy cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết bỏng. Dùng riêng hoặc phối hợp với quả dứa xanh, liều lượng bằng nhau.

 

Nước sắc

Lá dung sạn 100g, rửa sạch, sắc với 400ml nước còn 50ml. Để nguội, tẩm vào băng gạc, đắp ngày một lần. Qua hơn 10 năm nghiên cứu và ứng dụng để chữa bỏng, Khoa bỏng – Viện Quân y 103 đã kết luận nước sắc lá dung sạn có tác dụng với trực khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn, làm lành các vết bỏng nhiễm khuẩn. Dùng lá dung sạn thấy vết bỏng khô, không có mùi hôi và chóng lên da non.

 

Cao lỏng

Từ lá sim, lá sến, cây rau má, vỏ cây xoan trà, vỏ bồ hòn (mỗi thứ dùng riêng), ta có thể chế cao theo phương pháp thống nhất như sau: dược liệu lấy về, nếu là vỏ thân thì cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi nhôm (không dùng nồi tôn hay sắt).

 

Đổ nước cho ngập dược liệu. Đun sôi trong 1 – 2 giờ. Gạn lấy nước thứ nhất. Thêm nước, đun tiếp để lấy nước thứ hai. Trộn hai nước sắc lại, lọc kỹ rồi cô nhỏ lửa đến khi thành cao lỏng hơi sánh là được.

 

Dầu

Ở dạng nguyên chất được dùng có dầu đài hái (nhân hạt giã nhỏ, đồ lên rồi ép nóng), dầu vừng đen (hạt ép sống), dầu trứng (lòng đỏ trứng gà đã luộc chín cho vào một bát hoặc muôi nhôm, đốt nóng sẽ được dầu chảy ra).

 

Dầu gấc (ép từ màng hạt) được bào chế thành dạng thuốc mỡ 5 – 10%. Dầu mù u (ép từ nhân hạt) lại được pha loãng với tinh dầu tràm thành các chế phẩm như dầu calino, kem balsino và mỡ mecalin để dùng cho trẻ bị bỏng

 

Dư phẩm động vật

Mỡ trăn sống trộn với ít muối và tỏi giã nhỏ, đựng trong lọ kín đến khi mỡ tan ra là được. Hoặc rán lấy nước mỡ như rán mỡ lợn mà dùng. Mỡ lợn rừng cũng có tác dụng chữa bỏng rất công hiệu.

Mai mực đốt thành than, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa thành một hỗn hợp sền sệt. Ngày bôi nhiều lần cho trẻ bị bỏng

Vảy tê tê 40g, gạo cẩm 40g, rang cháy đen, tán nhỏ, trộn đều, rắc nhiều lần trong ngày.

 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo