Trẻ bị biếng ăn – Những mối nguy hiểm khi trẻ chán ăn mẹ phải biết

Trẻ bị biếng ăn là một trong những vấn đề được bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất hiện nay. Bởi trẻ bị biếng ăn, chán ăn sẽ kéo theo trẻ bị nhẹ cân, chậm lớn, sức đề kháng kém..Vậy làm sao để có thể cải thiện được tình trạng trẻ bị biếng ăn hiệu quả nhất.

 

Trẻ bị biếng ăn

Trẻ bị biếng ăn là một trong những vấn đề được bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất hiện nay

 

Trẻ bị biếng ăn là khi trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết cho nhu cầu sống, hoạt động và tăng trưởng của trẻ. Theo khái niệm trên thì hai trường hợp sau đây không thể gọi là biếng ăn: Mẹ ép trẻ ăn phần ăn ngoài nhu cầu cần thiết hàng ngày, hoặc trẻ không được cung cấp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu.

Trẻ bị biếng ăn  thể gặp ở mọi đối tượng trẻ em ở lứa tuổi khác nhau. Hai nhóm nguyên nhân chính của biếng ăn là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý

 

1.Dấu hiệu trẻ bị biếng ăn

Để đánh giá một trẻ bị biếng ăn  hay không dựa vào 3 yếu tố cơ bản:

+ Thời gian trẻ ăn một bữa

+ Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày

+ Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn.

Trẻ bị biếng ăn   khi thời gian ăn kéo dài trên 30 phút và nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc và ít hơn 250ml sữa/ngày thì được coi là biếng ăn. Gào khóc, ngậm thức ăn hay nhìn thấy bát bột, cháo là đẩy ra…là những biểu hiện của trẻ biếng ăn.

 

2.Nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn

Trẻ bị biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên 3 nguyên nhân chính dưới đây có thể giúp mẹ hiểu rõ nhất về tình trạng biếng ăn của bé như sau:

 

Con bắt chước cha mẹ

Dân gian có câu: “Trâu lớn ăn cỏ, trâu nhỏ ăn theo” cũng là để nói về việc cha mẹ làm gương cho con cái. Ngay từ nhỏ, trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của cha mẹ. Và dĩ nhiên, nếu con trẻ nhận thấy rằng cha mẹ thường xuyên bỏ bữa, mải làm việc khác trong bữa ăn thì chắc chắn trẻ cũng hình thành thói quen như vậy.

 

Vì thế, ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy tránh thói quen ăn uống theo cảm xúc hoặc thường xuyên nói trước mặt con rằng mình không thích món nọ hoặc không muốn ăn món kia. Điều này vô hình sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng bởi sự kén ăn. Hãy cùng các con xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh bằng chính thái độ tích cực và một bữa ăn gia đình vui vẻ, ấm cúng.

 

Nhầm lẫn trong việc chế biến đồ ăn dặm cho con

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nhiều mẹ cho rằng đồ ăn dặm càng nhiều hương vị sẽ càng ngon miệng. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm bởi vị giác của trẻ trong giai đoạn này mới bắt đầu được hình thành.

 

Thức ăn có mùi vị quá nồng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển vị giác ở trẻ nhỏ gây ra chứng chán ăn. Tốt nhất, khi chế biến đồ ăn dặm mẹ tuyệt đối không thêm gia vị vào món ăn của trẻ. Bởi đây là nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn  hàng đầu mà mẹ không bao giờ ngờ tới.

 

Trẻ bị biếng ăn  do yếu tố tâm lý

Cũng như lúc chơi, trẻ có thể thích hoặc không thích một món ăn nào đó. Khi trẻ như vậy, bố mẹ đừng nên bắt ép. Hãy từ từ giúp bé hiểu và thay đổi thói quen. Bắt đầu từ việc khuyến khích trẻ thử một món ăn mới, mẹ cùng ngồi với bé, giúp bé loại bỏ suy nghĩ: “Mình không ăn món này”.

 

Các chuyên gia tâm lý cho rằng tạo ra tâm lý thoải mái, cảm giác yên tâm sẽ giúp con cảm thấy vui vẻ, ăn uống ngon miệng hơn rất nhiều. Đôi khi chỉ vì có ấn tượng xấu về một món ăn nào đó, trẻ có thể sẽ từ chối ăn món này vào lần sau. Cách tốt nhất đó chính là người lớn hãy thay đổi món ăn để cải thiện cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ.

 

3.Trẻ bị biếng ăn mẹ phải làm sao?

Tập cho trẻ bị biếng ăn ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau từ giai đoạn ăn dặm (ăn bổ sung) lúc tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, vị giác của trẻ chưa phát triển, trẻ dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau. Trẻ sẽ có thói quen ăn được nhiều loại thức ăn khi chúng lớn lên.

Không bao giờ cho thuốc vào thức ăn như sữa, nước trái cây, nhét vào chuối… làm trẻ sợ và trở nên cảnh giác với thức ăn.

Không quá tính toán từng bữa ăn, từng muỗng bột, vài chục ml sữa…, đôi khi trẻ sẽ ăn ít một chút rồi sau đó ăn bù trở lại.

 

Làm cho trẻ bị biếng ăn thích thú với thức ăn bằng các câu chuyện ngộ nghĩnh vê thức ăn, màu sắc xanh đỏ của rau, cà rốt… thức ăn có mùi vị hấp dẫn và được thay đổi theo thức ăn của gia đình giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bạn đừng quá cứng nhắc đặt trẻ vào ghế ăn, khăn, yếm chỉnh tề. Hãy cho trẻ ngồi thoải mái nơi ưa thích. Để trẻ tự xúc thức ăn cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo. Nhiều trẻ thích bốc, nhón thức ăn… như vậy thú vị hơn ngồi há miệng để mẹ đút. Chén đĩa, ly tách, muỗng… có hình thù ngộ nghĩnh làm cho bữa ăn của trẻ bị biếng ăn thật sự trở thành một cuộc vui.

 

Bạn hãy nhớ, ở tuổi này trẻ không chỉ ăn, mà còn bận rộn khám phá cả thế giới. Nhiều khi một bạn hàng xóm sang nhà ăn chung thi cuộc ăn đua lại càng háo hức, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi trẻ là con một trong gia đình.

 

Trình bày món ăn hấp dẫn, đầy màu sắc kích thích bé lười ăn

 

 

Trẻ bị biếng ăn

 

 

Trẻ nhỏ xúc giác và thị giác nhạy cảm và phát triển nhanh hơn so với vị giác. Nhiều khi món ăn đó trẻ thích ăn không phải vì mẹ chế biến ngon, mùi vị hấp dẫn mà chính là cách trang trí lý thú, đầy màu sắc khiến trẻ bị biếng ăn  yêu thích và trở nên thích ăn.

 

Vì vậy, khi nắm bắt tâm lý này mẹ có thể khắc phục tình trạng lười ăn của bé bằng cách tìm tòi và trang trí những món ăn sao cho thật đẹp mắt và lạ để kích thích bé.

 

Món trứng ốp của mẹ như ông mặt trời, món rau như hình đồng cỏ xanh, hay của cà rốt mẹ làm thành một bông hoa, hình ông trăng sẽ khiến bé thích thú. Đây chính là bí quyết tuyệt vời để giúp trẻ bị biếng ăn có ham muốn ăn và thèm ăn trở lại.

 

4.Cách giúp cho trẻ ăn ngon hơn, cải thiện chứng biếng ăn hiệu quả cho trẻ

Thức ăn lạ

Có 1 thực tế là bé thường trớ khi ăn đồ lạ. Để giúp con thích ứng với điều này, lúc đầu mẹ nên cho trẻ bị biếng ăn  ăn những phần thìa nhỏ để bé làm quen dần. Đồng thời mẹ hãy cố gắng làm cho thức ăn giống với những thứ bé vẫn thích ăn hàng ngày.

 

Không chịu ăn

Khi đút thức ăn cho bé, con hay lắc đầu, đẩy thìa ăn đi hoặc ngậm chặt miệng lại. Có vài nguyên nhân cho việc trẻ bị biếng ăn : con bị ốm, không tập trung hoặc đơn giản là bé vẫn no. Đừng cố ép con ăn và nếu lo lắng mẹ nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ.

 

Nhem nhuốc

Thức ăn của con bị vương vãi khắp sàn cả trong xe nôi hay thậm chí là nhem nhuốc mặt mũi. Đó là dấu hiệu thích độc lập ở bé. Khoảng 9 tháng tuổi, nhiều bé muốn kiểm soát giờ giấc ăn uống của mình, và phản đối bằng cách hất thức ăn đi. Mẹ có thể thấy phiền vì điều này nhưng đó là bước quan trọng trong sự phát triển của trẻ bị biếng ăn

 

Trẻ bị biếng ăn  kén ăn

Tình trạng kén ăn ở trẻ có thể diễn ra trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng nhưng không kéo dài mãi. Bé kén ăn vì nhiều lý do: khi không khỏe, đặc biệt là khi mọc răng, con chỉ thích đồ ăn quen thuộc hàng ngày.

 

Một lý do khác đơn giản là vì trẻ bị biếng ăn  không muốn thử cái mới. Đừng vì bé chỉ muốn một loại đồ ăn mà cho con ăn mãi một món. Mẹ hãy cho bé những thức ăn giàu dinh dưỡng, dù không muốn thì khi đói con vẫn sẽ ăn.

 

Nôn trớ

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì nôn trớ là chuyện khó tránh khỏi. Hệ tiêu hóa ở bé thời điểm này vẫn đang hoàn thiện. Để hạn chế điều này, mẹ nên bón cho bé từ từ từng chút một, nới lỏng tã và giữ bé thẳng người sau khi ăn. Từ 12 – 14 tháng tuổi hiện tượng trào ngược ở trẻ nhỏ sẽ tự chấm dứt.

 

 

Dị ứng thức ăn

Có đến 8% trẻ em bị dị ứng thức ăn. Những triệu chứng như phát ban, tiêu chảy, nôn mửa có thể xuất hiện đột ngột. Bất kì loại thực phẩm nào cũng có thể là nguyên nhân nhưng sữa, các loại hạt, trứng và sò ốc là những thức ăn dễ khiến trẻ dị ứng nhất.

 

Đồ ăn đóng hộp

Đồ hộp có phải nguyên nhân gây khó tiêu cho trẻ bị biếng ăn? Nó hoàn toàn có thể nếu mẹ cho con ăn đồ trực tiếp từ hộp hoặc để dành đồ thừa cho các bữa khác.

 

Đau bụng

Cứ 5 trẻ thì có 2 trẻ đối phó với đau bụng bằng cách khóc hàng tiếng đồng hồ. Đau bụng có thể bắt đầu từ khi bé được 3 tuần tuổi và thường kết thúc ở tháng thứ . Dù đau bụng không ảnh hưởng đến việc thèm ăn của bé nhưng con cũng cần thời gian bình tĩnh lại trước khi cho con ăn. Những lúc như thế trẻ bị biếng ăn cũng hay trớ khi ăn vào.

 

Tiêu chảy và táo bón

Tiêu chảy dễ dẫn đến mất nước rất nguy hiểm với những dấu hiệu như khô miệng, giảm đi tiểu, khóc không có nước mắt, giảm cân hoặc mắt trũng.

 

Trẻ ít khi bị táo bón hơn và thường khó nhận biết vì tần suất đi vệ sinh của mỗi bé là khác nhau. Dấu hiệu của táo bón bao gồm là phân cứng, đi vệ sinh đau đớn và có thể kèm theo máu. Trước khi cố tìm ra biện pháp giải quyết, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của trẻ bị biếng ăn

 

Đồ ăn thừa

Đôi khi bố mẹ mới chính là nguyên nhân gây ra những vấn đề trong ăn uống của trẻ bị biếng ăn  khi cho con ăn thức ăn giống mình, đặc biệt là khi đó là đồ ăn thừa. Vi khuẩn có thể theo đồ ăn đó đi vào dạ dày của bé và gây ra các vấn đề khác.

 

Đồ ăn nên tránh

Có một vài loại thực phẩm người lớn vẫn ăn nhưng lại không tốt cho sự phát triển của bé. Ví dụ như mật ong, có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh thậm chí dẫn đến tử vong. Mẹ hãy tránh xa các thực phẩm dẻo, dính có thể gây nghẹt thở và nguy hiểm cho bé.

 

Một số nguyên tắc cần chú ý khi trẻ bị biếng ăn

  • Tổng số lượng thức ăn của trẻ bị biếng ăn trong ngày quan trọng hơn số lượng thức ăn mỗi bữa.
  • Có ngày trẻ ăn ít hơn một chút, bạn đừng quá lo lắng. Sự thường xuyên lặp lại quan trọng hơn từng ngày riêng biệt.
  • Điều quan trọng nhất vẫn là tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe chung của bé. Trẻ đều đặn lên cân và tăng chiều cao có nghĩa là trẻ đã ăn đủ.

Không cho trẻ bị biếng ăn  ăn quà vặt trong vòng 1 giờ trước bữa ăn vì có thể khiển trẻ “ngang dạ” khi vào bữa ăn.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo