Trẻ bị chàm liệu có chữa được không và nguyên nhân khiến trẻ bị chàm là gì có lẽ là thắc mắc chung của cha mẹ khi thấy con mình bị chàm. Trong bài viết dưới đây Đông Y Thái Phương xin chia sẻ tất cả những thông tin mẹ cần phải biết liên quan đến việc bé bị chàm.
1.Trẻ bị chàm là gì?
Chàm Eczema là tình trạng da bị viêm mãn tính và nó sẽ làm cho da bị đỏ, khô, bong vẩy và ngứa. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra trẻ bị chàm và nó thường phổ biến ở những đối tượng có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dị ứng như hen suyển hay sốt mùa hè.
50% trẻ bị chàm sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn hay sốt mùa hè trong suốt thời thơ ấu. Một số yếu tố như thời tiết, thực phẩm hay dị ứng môi trường có thể là tác nhân ảnh hưởng đến bệnh lý này và làm cho vùng da bị đỏ trở nên tệ hơn nhưng may mắn là bệnh này không lây truyền từ người này sang người khác.
Các trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh này, trong đó có khoảng 15% là trẻ sơ sinh. Bệnh thường sẽ bắt đầu trong năm đầu đời và trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh Eczema thường kéo dài hoặc mãn tính nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ khỏi trước khi bé trưởng thành. Tùy cơ địa mỗi người mà bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau và các triệu chứng có thể tái đi tái lại.
Hiện có ba loại trẻ bị chàm Eczema phổ biến:
- Viêm da Eczema dị ứng là tình trạng da bị phát ban mãn tính ảnh hưởng đến trẻ em trong các gia đình có tiền sử dị ứng. Vùng da phát ban thường khô và ngứa, làn da trở nên đỏ, sưng tấy và nổi vảy. Khi gãi, trên da sẽ xuất hiện những đường nứt, đứt đoạn và nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ cấp và sẽ để lại sẹo.
- Viêm da Eczema do tăng tiết bã nhờn còn được gọi là viêm da tiết bã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi. Không giống như tình trạng viêm da dị ứng ở trên, viêm da do tiết bã sẽ làm cho vùng da bị viêm khô, đỏ và hơi nổi vẩy nhưng lại không ngứa see.
Vùng da trẻ bị chàm dễ bị viêm thường là trên mặt, cổ, ngực, những vùng nếp gấp của da và khu vực mang tã. Với trẻ sơ sinh, bệnh có thể phát triển thành những mảng vẩy màu vàng trên da đầu mà dân gian thường gọi là cứt trâu. Nhìn chung bệnh này sẽ khỏi sau một vài tháng.
Viêm da do tiếp xúc: bệnh này xảy ra do da được tiếp xúc với một lượng hóa chất nhất định như niken, mỹ phẩm, kem và xà phòng cũng như các chất có khả năng gây kích ứng da. Vùng da bị viêm sẽ nổi đỏ và nhìn khá khó chịu, có khi nó sẽ làm xuất hiện một số mụn sẩn/ thịt hoặc mụn nước.Da nổi mẩn đỏ sẽ thường ngứa, có thể hơi ẩm ướt và phồng rộp. Cảm giác tương tự như khi da tiếp xúc với cây thường xuân.
-
Dấu hiệu trẻ bị chàm
– Khi chạm vào da trẻ bị chàm ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.
– Da trẻ bị chàm rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên
– Bé của bạn sẽ có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi.
– Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như : cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.
– Bé của bạn trằn trọc trong giấc ngủ.
3.Nguyên nhân trẻ bị chàm
Khá đa dạng và phức tạp, chủ yếu là do 3 nguyên nhân chính:
– Trẻ bị chàm do cơ địa cơ thể bệnh nhân:
+ Bệnh thường có tình chất gia đình, di truyền: tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị bệnh chàm thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này càng cao;
+ Do rối loạn các hoạt động của cơ thể: các cơ quan trong cơ thể hoạt động bị rối loạn chức năng như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết cơ thể thay đổi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất phổ biến;
+ Bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh: suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai,…
– Do nguyên nhân dị nguyên:
+ Do nghề nghiệp phải tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,…
+ Do tiếp xúc với đồ dung hàng ngày gây dị ứng: quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len, mực in từ các tờ báo, kem bôi mặt, kem cạo râu,…
+ Do ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp cơ địa: cá biển (đặc biệt là cá ngừ), mực, trăn, tôm, cua,…
– Do sức đề kháng cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học:
+ Sức khỏe và khả năng đề kháng của trẻ bị chàm hạn chế là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da;
+ Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt vitamin, ăn nhiều các thức ăn có đạm cao như tôm, cua, bò, gà, vịt xiêm, ba ba, ăn nhiều gia vị có tính cay nóng,….
4.Điều trị cho trẻ bị chàm
Nguyên tắc điều trị cơ bản của trẻ bị chàm Eczema là tránh xa những thứ có khả năng gây kích ứng da, thường xuyên giữ ẩm cho da để giảm bớt tình trạng da bị khô và sử dụng một số loại thuốc để làm giảm tình trạng viêm nhiễm khi cần thiết.
Ngay cả khi bệnh chưa xuất hiện, mẹ nên thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm mỗi ngày và việc sử dụng dầu tắm có thể giúp tăng cường độ mềm mại cho da để ngăn chặn các bệnh chàm bùng phát.
Trong giai đoạn bệnh trở nên nặng hơn, việc sử dụng thuốc mỡ hay kem steroid tại chỗ trong một thời gian ngắn là cần thiết. Nếu trẻ bị chàm vẫn chưa thuyên giảm, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng histamine hay steroid đường uống.
Khi trẻ bị chàm đã bị viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc thoa khác. Trong một số trường hợp, trẻ bị chàm sẽ cần làm xét nghiệm dị ứng để tìm ra nguyên nhân làm cho da bé nổi mẩn đỏ. Một kế hoạch điều trị cụ thể cho con vì việc điều trị sẽ cần thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Khi da bị trầy xước do gãi ngứa hay chà xát, vùng da bị tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất là do vi khuẩn tụ cầu gây ra và thường gây mưng mủ. Vùng da bị tổn thương sẽ trở nên đỏ hơn so với bình thường, ẩm ướt hơn cũng như mềm hơn khi chạm vào.
Lúc này, trẻ bị chàm có thể bị sốt. Nếu trẻ còn kết hợp mắc bệnh thủy đậu hay nhiễm trùng do vi-rút herpes, vùng da mẩn đỏ sẽ trở nên tệ hại hơn và nhìn chung, tình trạng sức khỏe của bé sẽ khá nghiêm trọng. Trẻ cần được chuyển đến các cơ sở y tế gấp để được theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.
5.Chăm sóc cho trẻ bị chàm Eczema
Chăm sóc cho trẻ bị chàm đang trong thời kỳ bệnh chàm phát tác
– Tắm cho trẻ bị chàm hàng ngày với sưa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường.
– Tắm nhanh cho trẻ (dưới 10 phút) và sử dụng nước ấm (33oC).
– Sử dụng dầu có chứa chất hydrodispersi trong nước tắm của bé. Chất này có tác dụng trung hoà chất vôi có trong nước.
– Tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho da trẻ bị chàm là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị eczema. Điều này cho phép loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, do đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.
– Hàng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của trẻ bị chàm .
Chăm sóc da trẻ bị chàm thời kỳ bệnh đã ổn định
– Tăng cường độ ẩm cho da của bé: dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/lần, trên cơ thể bé và mặt.
– Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội đầu… trung tính, không có mùi thơm nhằm tránh gây kích ứng trên da của bé.
Các loại quần áo nên dùng cho bé bị chàm
Quần áo làm từ vải coton, vại lụa hoặc polyester cho bé. Những loại vải này mềm, không gây ngứa. Tránh mặc cho bé vải len, vải len rất dễ gây ngứa và dị ứng.
6.Trẻ bị chàm Eczema có chữa đc không?
Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn: đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu).
Các thể Eczema: Eczema tiếp xúc; Eczema thể địa; Eczema nhiễm khuẩn; Eczema đồng tiền và Eczema da dày.
Phương pháp điều trị: Điều trị theo từng giai đoạn của bệnh, nhưng có nguyên tắc chung là:
– Giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi, hạn chế kích thích rượu, cà phê; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; tránh cào gãi, trà sát, rửa bằng xà phòng; nếu có nhiễm khuẩn thì nên dùng kháng sinh (Erythromyein, Tetracylin – uống một đợt 7-10 ngày).
– Điều trị tại chỗ: Dùng các thuốc dịu da như thuốc tím pha loãng 1/4.000, nước muối sinh lý 9 phần ngàn, Rivanol 1 phần ngàn trong 5-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc tím Metyl 1%.
– Khi tổn thương khô, bôi tiếp mỡ corticoid.
– Dùng kháng sinh như cream synalar-neomycin; cream celestoderm-Neomyein.
– Với Eczema mãn tính: có thể dùng Goudron, mỡ corticoid, mỡ Dipsosalic.
Ở Hà Nội có thể đi khám và chữa bệnh tại Trung tâm Da liễu (BV Bạch Mai).
Ở TPHCM, khám và chữa chàm eczame tại Bệnh Viện Da Liễu, Bệnh viện Nhi Đồng 1,2