Trẻ bị đẹn – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị đẹn hay còn gọi là bệnh nấm miệng khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Bởi nó khiến trẻ đau, rát, trường hợp nặng có thể viêm sưng đỏ, gây nhiễm trùng nặng

 

trẻ bị đẹn

Trẻ bị đẹn hay còn gọi là bệnh nấm miệng khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống

 

1.Dấu hiệu trẻ bị đẹn lưỡi

 

– Biểu hiện khi trẻ bị đẹn  là trong khoan miệng hay trên lưỡi xuất hiện những chấm trắng hình tròn, tạo thành một sợi dây tưa trên lưỡi, khiến trẻ không bú sữa, không ăn uống được vì rất đau, trường hợp nặng có viêm sưng đỏ. Nếu mẹ sốt ruột “cạy” những chấm trắng này ra thì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

 

– Trẻ bị đẹn  nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn. Có những trường hợp nặng, nấm lan xuống đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài.

 

2.Nguyên nhân trẻ bị đẹn

 

Bệnh nấm miệng hình thành do nấm Candida albicans gây ra. Đây là loại nấm vẫn ký sinh bình thường trên cơ thể ở phần lớn người trưởng thành cũng như ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên (đặc biệt ở những vùng tương đối ẩm ướt như niêm mạc miệng, ruột, âm đạo, bẹn, các nếp gấp ở da) và không gây bệnh. Khi nấm ở niêm mạc miệng trẻ phát triển quá mức, cháu có biểu hiện của bệnh trẻ bị đẹn .

 

Hầu hết các trường hợp trẻ bị đẹn  đều được phát hiện ở trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành, và thường gặp ở trẻ đẻ non hơn trẻ đủ tháng vì trẻ đẻ non nhận được lượng kháng thể từ mẹ truyền sang ít hơn trẻ đủ tháng.

 

Những yếu tố chính gây nên chứng nấm miệng cho trẻ có thể kể tới là: trẻ đang sử dụng kháng sinh (làm rối loạn hệ vi khuẩn chí); trẻ bị hăm bẹn dễ gây nhiễm nấm bẹn và lan ra vùng khác do tiếp xúc; không giữ vệ sinh tốt; mẹ bị nhiễm nấm (đầu vú hoặc phần phụ ngoài).

 

Những bà mẹ đang dùng kháng sinh, steroid, thuốc kháng axit… Mẹ bị stress, dị ứng, hay ăn đồ ngọt… cũng dễ nhiễm nấm hơn những người khác và dễ lây lan sang cho trẻ.

 

Biểu hiện ban đầu của trẻ bị đẹn  là các đốm, hoặc mảng trắng đục, hoặc vàng nhạt nổi cộm lên trên lưỡi và niêm mạc miệng. Những đốm này sẽ nhanh chóng lan ra khắp miệng (lưỡi, lợi, niêm mạc miệng, kể cả vòm họng) khiến trẻ bỏ bú vì đau miệng.

 

Nếu trẻ bị đẹn  dày, khi rà miệng để tẩy các mảng nấm có thể sẽ để lại lớp nhiêm mạc bên dưới trầy đỏ và đôi khi gây chảy máu khiến trẻ bị đau. Nếu phát hiện cháu bị nấm miệng, nên điều trị ngay để tránh tình trạng này.

 

3.Cách điều trị trẻ bị đẹn

 

Để điều trị trẻ bị đẹn  hiệu quả cho trẻ thì bạn có thể rà miệng cho trẻ bằng các loại thuốc kháng nấm thích hợp như: Miconazole (Daktarin): ống kem; Nystatin (viên 500.000 UI; ống kem: 100.000 UI= 10g; huyền dịch). Đối với thuốc dạng viên, nên tán thật mịn, hòa với dung dịch Nabica 1,4% (Natri Bicarbonat 14 phần ngàn) hoặc với nước sôi nguội trước khi sử dụng.

 

Việc rà miệng cho trẻ nên tiến hành sau khi cho trẻ bú khoảng 2 giờ để sữa xuống hết tá tràng, tránh gây nôn và để thời gian tiếp xúc với thuốc được lâu. Cần rửa tay sạch sẽ (bấm gọn móng tay), quấn gạc đã hấp vào ngón trỏ, cho một ít thuốc lên gạc và rà miệng cho cháu.

 

Bạn nên rà khắp miệng cho trẻ gồm: mặt trong hai má, trên và dưới lưỡi, mặt trong và ngoài của lợi, hàm ếch. Khi rà lưỡi, cần cẩn thận, không đưa ngón tay vào quá sâu trong miệng trẻ để không gây nôn. Khi “bóc” các mảng nấm ra, có thế thấy lớp nhiêm mạc bên dưới trầy đỏ và đôi khi gây chảy máu. Nhưng nếu rà không kỹ, nấm sẽ nhanh chóng lan tràn ra trở lại.

 

Bạn nên tiếp tục rà miệng cho trẻ thêm hai ngày với thuốc kháng nấm sau khi đã hết nấm để tránh trường hợp trẻ bị tái phát nấm trở lại. Có thể rà miệng cho trẻ tối đa 3-4 lần/ngày, nhiều nhất 7 ngày. Sau đó, nếu bé không đỡ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại kháng nấm khác.

 

Ngoài việc rà miệng cho trẻ, bạn cũng cần vệ sinh các vật dụng hàng ngày thật sạch sẽ để tránh được mầm bệnh lây lan. Bạn nên hấp hoặc luộc núm vú, bình bú: trong 5-7 phút sau mỗi lần bú (nếu cháu bú bình). Điều trị nấm bẹn nếu có và điều trị nhiễm nấm cho mẹ (phần phụ, núm vú).

4.Một số phương pháp điều trị trẻ bị đẹn trong dân gian

 

Với trẻ bị đẹn dưới 1 tuổi

 

CÁCH 1 – Rơ lưỡi bằng CỎ MỰC

 

trẻ bị đẹn

 

Hái lá Cỏ mực: Rửa sạch, chỉ lấy 1 nhúm phần lá, giã nát, lọc qua khăn xô lấy nước cốt, hòa với 1 tí xíu muối tinh (muối trắng). Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

 

CÁCH 2 – DÙNG MUỐI Bicarbonate de Natri

 

– Mẹ ra nhà thuốc mua 1 gói (Bicarbonate de Natri) pha loãng, theo tỉ lệ 1:4 (1 thuốc: 4 nước) rồi dùng miếng gạc sạch, rơ miệng bé ngày 3, 4 lần (chất này tạo môi trường kiềm khiến nấm không mọc lại được).

 

– Nếu ở nhà thuốc không có thì mẹ ra chợ nói bán thuốc tiêu mặn dùng để nấu thịt cho mau mềm (đây cũng là dạng Bicarbonate de Natri), sau 2-3 ngày là con sẽ giảm hẳn. Nên rơ lưỡi với dung dịch ấy liên tục từ vậy khoảng 5-7 lần cho con hết hẳn. Sau đó, dùng nước muối sinh lý rơ miệng cho con mỗi ngày để ngừa con bị tái lại

 

CÁCH 3: RƠ LƯỠI VỚI thuốc nystatin

MẸ ra nhà thuốc mua loại thuốc nystatin (viên bao đường nystatin 500.000 đơn vị) để pha thuốc nước đủ dùng cho 1 lần (nói vậy người ta bán).

 

– Cách pha là lấy một phần 5 viên thuốc pha với 1-2 giọt nước muối sinh lý từ chai thuốc nhỏ mắt hàng ngày của trẻ (NaCl 0,9%). Dùng gạc rơ lưỡi sạch quấn quanh ngón tay dùng để rơ lưỡi, rơ qua lại nơi có nấm mọc.

 

– Nystatin là thuốc kháng nấm tác dụng rất tốt, hầu như không độc ở tất cả các lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài vì thuốc không đi vào máu.

– Cách này các Bác sỹ hay chỉ định để trị trẻ bị đẹn . Tuy nhiên, thực tế thì tùy cơ địa từng đứa mà dùng cách 1 hay 2 hiệu quả hơn. Với các mẹ nhà mình, thường dùng cách 1 và rất hiệu quả với các trường hợp bị nhẹ.

 

– Nhiều mẹ nhà mình cho con đi khám và dùng cách 2 cả tuần không hết, vào hỏi BKLN chỉ cho cách 1, dùng 3-4 ngày lại hết đến 90%. Tuy nhiên, nếu mẹ nào áp dụng cho con cách 1 mà không giảm thì nên áp dụng cách 2, cái đó phải áp dụng với con mới biết cách nào hợp với con hơn (nói đúng hơn là hợp với tình trạng bệnh lúc ấy ở trẻ hơn).

 

 Với trẻ bị đẹn  trên 1 tuổi

Ngoài hai cách 2 và 3 bên trên hoặc thêm cách bên dưới:

 

CÁCH 1: Rơ lưỡi bằng MẬT ONG và CỎ MỰC

 

– Mật ong có tính sát trùng rất tốt, như chỉ thích hợp để áp dụng với trẻ trên 1 tuổi, nhưng sau khi rơ lưỡi xong phải cho con uống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng.

 

– Hái lá Cỏ mực: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, lọc qua khăn xô lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

P/s: Lưu ý không dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ dưới 1 tuổi.

 

CÁCH 2 – NGẬM NƯỚC THẢO DƯỢC

– Với trẻ lớn hơn 2 tuổi, biết cách ngậm nước trong miệng 1 lúc rồi nhả ra (mẹ tập cho con, cùng làm với con. Mua lá diếp cá về giã nhiều nhiều lên sau đó nướng hay hấp 1 củ tỏi cho vừa chín rồi giã ra luôn, cho vào lá diếp cá vừa giã rồi cho nước nóng vào, dùng khăn xô lọc ra còn chừng 1 bát còn ấm, kêu con ngậm trong miệng chừng mấy chục giây là nhả ra, làm chừng chục lần vậy, ngày 2 lần sẽ giúp giảm viêm rất hay.

 

P/s: Mẹ nên dụ con vào nhà vệ sinh hay mang thau nước ra để trước mặt 2 mẹ con, mẹ ngậm nước lọc còn con ngậm nước thảo dược, để hướng dẫn con làm theo cho đúng cách.

 

Nếu áp dụng các cách trên mà sau 5 – 7 ngày vẫn không thấy giảm nhiều hay có dấu hiệu nấm lan rộng hơn cần phải cho con đi khám. Vì tình trạng ấy nghĩa là con đã bị nhiễm nấm nặng cần phải uống kết hợp với thuốc trị nấm tùy theo mức độ trẻ bị đẹn https://budlyft.ga/.

Xem thêm bài thuốc thần kì gia đình nào cũng nên biết >> Củ gai an thai 

Điều trị tiểu đường hiệu quả bằng >> Nấm Chaga

Chữa bách bệnh bằng phương pháp đơn giản : Hỏa trị liệu

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo