Trẻ bị suy dinh dưỡng – Chăm sóc, điều trị trẻ bị suy dinh dưỡng hiệu quả

Trẻ bị suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Bởi trẻ bị suy dinh dưỡng có thể chậm phát triển, cơ nhão đi, não phát triển chậm hoặc nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm

 

trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề khiến cha mẹ vô cùng lo lắng

 

1.Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng

Ðối với trẻ suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài. Riêng chiều cao có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có một trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng. Các biểu hiện này bao gồm:

 

  1. Biếng ăn.

 

  1. Kém linh hoạt hoặc ưa quấy khóc.

 

  1. Chậm tăng cân hoặc đứng cân liên tục trong 2-3 tháng.

 

  1. Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.

 

  1. Rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, hoặc giật mình khóc thét khi đang ngủ,…).

 

  1. Rụng tóc vùng chẩm (chiếu liếm).

 

  1. Chậm mọc răng.

 

  1. Da xanh dần, cơ nhão dần.

 

  1. Chậm biết đi.

 

  1. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.

 

Ðể phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần:

 

– Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ bị suy dinh dưỡng : xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không.

 

– Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi như trên đã trình bày.

 

– Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi… có đúng với lứa tuổi).

 

– Thường xuyên đưa trẻ bị suy dinh dưỡng  đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao mỗi 1-2 tháng, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ.

 

– Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không.

 2.Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng của trẻ bị suy dinh dưỡng

Mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa, phải cho trẻ ăn sữa bò pha loãng hoặc chỉ cho ăn nước cơm, nước cháo có đường.

Cho trẻ bị suy dinh dưỡng  ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

Cai sữa sớm.

Như vây, nguyên nhân chủ yếu ở đây là do người mẹ thiếu kiến thức về nuôi con:

Nuôi con bằng sữa bò pha không đúng tỷ lệ theo tuổi.

Chỉ cho trẻ ăn nước cơm, nước cháo pha đường.

Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

Không biết tô màu bát bột.

Cai sữa sớm, cai sữa đột ngột, cai sữa vào mùa nóng.

 

Trẻ bị suy dinh dưỡng  do nhiễm khuẩn

 

trẻ bị suy dinh dưỡng

 

 

Suy dinh dưỡng xảy ra sau khi trẻ bị tiêu chảy, viêm phổi, sởi, lao, nhiễm giun sán.

Có mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn:

Suy dinh dưỡng làm tăng tính cảm thụ đối với nhiễm khuẩn, ngược lại, nhiễm khuẩn có thể làm cho suy dinh dưỡng nặng lên.

 

Các yếu tố nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ đẻ non, đẻ thấp cân.

Trẻ sinh đôi, sinh ba.

Trẻ có dị tât bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…

Trẻ sống trong gia đình đông con, bố mẹ ly dị.

Trẻ sống trong gia đình khó khăn về kinh tế.

Dịch vụ chăm sóc y tế yếu kém.

3.Cách điều trị cho trẻ bị thiếu dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng trung bình (suy dinh dưỡng độ II)

Cân nặng còn 60-70% cân nặng của trẻ bình thường (- 3SD đến – 4SD).

Mất lớp mỡ dưới da: bụng, mông, chi.

Rối loạn tiêu hoá từng đợt.

Trẻ có thể biếng ăn.

 

Trẻ bị suy dinh dưỡng  suy dinh dưỡng nặng (suy dinh dưỡng độ III)

Thể teo đét (Marasmus):

Cung cấp thiếu năng lượng là chủ yếu.

Cân nặng còn dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường (dưới – 4SD).

Trẻ trẻ bị suy dinh dưỡng  gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt trông như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, má.

Thường xuyên rối loạn tiêu hoá: ỉa phân lỏng, phân sống.

Trẻ có thể thèm ăn hoặc ăn kém.

Tinh thần mêt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc.

Cơ nhẽo ảnh hưởng đến sự phát triển về vân động.

Thể phù (Kwashiorkor):

Cung cấp thiếu protid là chủ yếu cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Cân nặng còn 60-80% trọng lượng của trẻ bình thường (từ -3SD đến – 4SD).

Trẻ phù, phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, phù mềm ấn lõm, phù xuất hiên từ từ.

Da khô, trên da có thể xuất hiên các mảng sắc tố ở bẹn, đùi: lúc đầu là những chấm đỏ rải rác, lan to dần rồi tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, sau vài ngày bong ra để lại lớp da non rỉ nước, rất dễ nhiễm trùng.

Tóc thưa dễ rụng có màu hung đỏ, móng tay mềm dễ gẫy.

Trẻ ăn kém, nôn trớ, ỉa phân sống lỏng có nhày mỡ.

Trẻ hay quấy khóc, cơ nhẽo, kém vân động.

Thể phối hợp (Marasmus – Kwashiorkor):

Cung cấp thiếu năng lượng và thiếu protid.

Cân nặng còn dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường (dưới – 4SD).

Trẻ phù, nhưng cơ thể lại gầy đét: người gầy đét, da bọc xương, má tóp nhưng lại phù ở mu bàn chân và có thể có mảng sắc tố.

 

Trẻ  bị suy dinh dưỡng  kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hoá.

Tất cả trẻ bị suy dinh dưỡng  nặng thường có thêm các triệu chứng thiếu máu, thiếu các loại vitamin, nhất là vitamin A: dẫn đến khô mắt, loét giác mạc, nổ con ngươi lòi thuỷ tinh thể và thuỷ tinh dịch gây mù loà vĩnh viễn.

4.Chăm sóc cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Không cho trẻ bị suy dinh dưỡng  ăn quá no hoặc để trẻ bị đói quá

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu vì vậy mẹ không nên cho bé ăn quá no để tránh tình trạng bé bị đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa ăn quá no sẽ khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng  lâu có cảm giác đói bụng, đến bữa ăn tiếp theo nhưng trẻ vẫn không muốn ăn. Như vậy vô tình làm thay đổi giờ ăn của trẻ. Trẻ có thể sẽ cảm thấy đói sau khi bữa ăn đã kết thúc.

 

Mẹ cũng không nên để bé đói quá, khi bé đói phải cho bé ăn ngay, tránh để tình trạng bé đói quá ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn của dạ dày.

 

Cho trẻ bị suy dinh dưỡng ăn đủ 4 nhóm chất chủ yếu

4 nhóm chất chính không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ đó là: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Sự thiếu hụt của một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng trên đều có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng cuả trẻ trở nên trầm trọng hơn.

 

trẻ bị suy dinh dưỡng

 

 

Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ bị suy dinh dưỡng

Đây là nguyên tắc ăn uống đem lại hiệu quả khá cao cho trẻ bị suy dinh dưỡng cũng như trẻ biếng ăn. Mỗi ngày trẻ nên được ăn từ 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Khi chia nhỏ bữa ăn như vậy, trẻ không có cảm giác phải ăn nhiều mỗi bữa hay cố ép ăn.Tuy nhiên phương pháp này hơi tốn thời gian một chút, vì vậy đối với các bà mẹ bận rộn cần có sự sắp xếp hợp lý.

 

Bổ sung các bữa phụ cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Ngoài bữa chính mẹ nên bổ sung bữa phụ cho bé. Bữa phụ nên được bắt đầu trước bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. Đây cũng có thể là lúc để trẻ ăn bù cho bữa ăn chính ít trước đó. Một số thực phẩm tốt cho trẻ như sữa, sữa chua, hoa quả hay bánh flan. Nhất là bữa ăn phụ trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ thẳng giấc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên mẹ nhớ không nên cho trẻ ăn quá nó trước khi ngủ.

Nên bổ sung dầu mỡ vào thực đơn của trẻ bị suy dinh dưỡng

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thì việc bổ sung dầu mỡ vào trong các món ăn của trẻ là hết sức cần thiết. Bởi vì dầu mỡ giúp cung cấp năng lượng cho trẻ rất tốt. Vậy nên với mỗi món bột, cháo hoặc cơm của trẻ mẹ nên cho một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Hơn nữa, dầu mỡ cũng là dung môi giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D.

 

Không nên ép t trẻ bị suy dinh dưỡng ăn

Nếu mẹ thực hiện “phương pháp” này cho trẻ thì hiệu quả sẽ ngược lại đấy. Ép trẻ ăn sẽ tạo cho trẻ tâm lý sợ hãi trước mỗi bữa ăn khiến cho trẻ ăn không có cảm giác ngon miệng. Lâu dẫn sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ biếng ăn, nguyên nhân khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng của bé trở nên trầm trọng hơn.

 

Vậy nên thay vì ép trẻ bị suy dinh dưỡng ăn mẹ nên tìm ra một phương pháp khoa học hơn để giúp trẻ ăn ngon miệng và thích thú với chuyện ăn uống hơn.

Các mẹ có thể tham khảo chế độ ăn mà một bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng đã áp dụng thành công dưới đây:

-Bữa sáng: 6h uống sữa (bú mẹ hoặc pha sữa bò, dê); cho ăn cháo thịt (lợn, gà, bò) từ 8h, 10h ăn một quả chuối tiêu.

-Bữa trưa: 11h uống sữa (bú mẹ hoặc uống sữa bò, dê); 14h ăn súp thịt và khoai tây.

-Bữa chiều: Cho bé ăn hai bữa cháo nhẹ vào 18h và 20h với thức ăn là cá, trứng. Cho bé uống sữa vào 21h.

Hi vọng rằng với một số nguyên tắc trên đây, các mẹ sẽ khắc phục được tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng . Chúc các mẹ thành công!

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo