Trẻ bị rụng tóc – Những mối nguy hiểm tiềm ẩn mẹ phải biết

Trẻ bị rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như  rụng do thay đổi thời tiết, rung tóc sơ sinh..Thường thì những trường hợp này không đáng lo ngại và sẽ kết thúc trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, việc trẻ bị rụng tóc cũng có thể là do một số bệnh nguy hiểm như nấm đầu, còi xương, trầm cảm..

 

trẻ bị rụng tóc

Trẻ bị rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

 

Phần lớn các bé đều bị rụng tóc trong giai đoạn mới chào đời. Sau đó, tóc mới sẽ mọc để thay cho tóc bị rụng.

Nếu bé có “cứt trâu” thì “cứt trâu” có thể làm trẻ bị rụng tóc và kìm hãm tóc mới phát triển. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại vì “cứt trâu” có thể tự biến mất hoặc mẹ dùng các cách trị cứt trâu cho bé.

Bởi vậy, sau một khoảng thời gian, tóc mới của bé sẽ mọc lại. Đối với nhiều bé, phải mất khoảng một năm (tức là tới khi bé được một tuổi) thì mới thấy tóc mọc tốt và không còn bị rụng như trước.

1.Nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc

 

Sự sụt giảm hoóc môn ngay khi bé chào đời có thể là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị rụng tóc . Đó cũng là nguyên nhân rụng tóc ở các bà mẹ sau khi sinh.

 

– Tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc của bé. Nếu bé chỉ nằm ở một tư thế (chẳng hạn chỉ nằm ngửa), thì tóc ở khu vực gáy có thể rụng nhiều hơn. Tóc cũng có thể rụng thành mảng nếu bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm. Tình trạng này có thể đi kèm với bẹp (móp) đầu ở bé.

 

– Những mảng hói có vảy đỏ, bong ra từng mảng, có thể bé bị nhiễm trùng hoặc mắc nấm da đầu.

– Stress, sốt hoặc sự thay đổi hormone cũng có thể khiến trẻ bị rụng tóc .

-Có thể là dấu hiệu của bệnh còi xương, mà nguyên nhân dẫn đến là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi.  Tình trạng này không những xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng mà trẻ mập mạp cũng có thể mắc phải.

2.Cách xử lý khi trẻ bị rụng tóc

 

Nếu nguyên nhân trẻ bị rụng tóc  là do thay đổi hormone sau sinh thì không cần điều trị. Sau một khoảng thời gian, hàm lượng hormone trong cơ thể bé trở lại cân bằng thì tóc mới sẽ mọc.

Nếu bé xuất hiện hói thì thử kiểm tra xem có phải do bé hay nằm ở một tư thế không. Khi đó, bạn nên linh hoạt điều chỉnh các tư thế nằm ngủ ở bé., chẳng hạn, đêm đầu tiên nằm ngửa, đêm sau nghiêng trái, đêm sau nữa nghiêng phải. Sau 6 tháng, các bé bắt đầu tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở một tư thế trong suốt đêm nữa nên trẻ bị rụng tóc  do tư thế nằm không còn phổ biến.

 

Nếu nguyên nhân trẻ bị rụng tóc là do gãy tóc, bạn nên tránh những tác động từ môi trường bên ngoài (bao gồm cả việc chải tóc cho bé thật nhẹ nhàng).

 

Trẻ bị rụng tóc chưa hẳn còi xương

Một số em bé khi sinh ra đã có rất nhiều tóc, một số lại hoàn toàn “trọc lốc”. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con rụng tóc, ít tóc. Những sợi tóc rụng xuất hiện trên gối và nôi của bé luôn khiến các bà mẹ “mất ăn mất ngủ” và nghĩ rằng con đã có dấu hiệu của bệnh còi xương, thiếu canxi. Điều này chưa hẳn đúng.

 

Trẻ bị rụng tóc là một quá trình tự nhiên nảy sinh do hormone trong cơ thể. Trước khi sinh, em bé được nhận nồng độ hormone cao từ cơ thể mẹ. Sau khi trẻ được sinh ra, mức độ hocmone này bắt đầu giảm.

 

Điều này đã khiến tóc của bé rơi vào trạng thái nghỉ, nói cách khác là không tiếp tục phát triển nữa. Thời gian “nghỉ ngơi” của tóc sẽ chấm dứt khi cơ thể bé sẵn sàng bắt đầu một chu kỳ mọc tóc mới, những chân tóc mới sẽ nhú ra và đẩy tóc cũ rụng xuống. Mái tóc của bé yêu sẽ loang lổ và xấu xí một thời gian nhưng tóc mới, dày hơn sẽ nhanh chóng thay thế.

 

Một lý do nữa khiến tóc trẻ bị rụng theo vị trí (đặc biệt là vùng vành khăn phía sau đầu) là do tư thế ngủ của bé. Trẻ sơ sinh chưa biết ngồi, lẫy sẽ thường xuyên phải nằm và cọ đầu vào gối, khăn. Chính điều này đã khiến những chân tóc của trẻ yếu dần và rụng xuống. Chỉ khi trên 6 tháng tuổi mà tóc của trẻ vẫn rụng, mẹ mới nên cần liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng. Bởi rụng tóc thời ký này rất có thể liên quan tới một số bệnh lý như thiếu máu, thiếu sắt…

 

  1. Chăm sóc và hạn chế trẻ bị rụng tóc như thế nào

Tuy trẻ bị rụng tóc  là quá trình tự nhiên và hoàn toàn bình thường ta vẫn có một vài cách giúp bé giảm thiểu tối đa số tóc rụng và kích thích tóc mọc bé lại nhanh chóng.

 

Thường xuyên thay đổi vị trí nằm cho trẻ bị rụng tóc

Một trong những biện pháp đầu tiên giúp cho trẻ bị rụng tóc  tránh rụng tập trung ở vị trí sau đầu gây mất thẩm mỹ: mẹ nên thường xuyên thay đổi vị trí nằm cho trẻ. Để bé nằm ngửa, nằm nghiêng hay lật úp đều không nên duy trì quá 2 tiếng.

 

Biện pháp này còn giúp trẻ đỡ bị bẹp đầu. Mẹ đừng lo trẻ nằm sấp sẽ dễ dẫn đến đột quỵ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cho bé nằm sấp còn giúp bé phát triển trí não. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên để con nằm ngủ sấp và không có quá nhiều chăn gối chặn xung quanh gây ngạt, cũng chỉ nên cho trẻ bị rụng tóc  ngủ sấp vào ban ngày – khi mẹ có khả năng kiểm soát giấc ngủ của trẻ một cách tốt nhất.

 

Đảm bảo cho trẻ bị rụng tóc  giấc ngủ đầy đủ

 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với chuyện “tóc tai” của trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh lớn lên trong khi ngủ. Điều này hẳn bất cứ bà mẹ nào đều biết. Khi ngủ, cơ thể sản sinh rất nhiều hocmone tăng trưởng. Trong đó có loại hocmone testosterone giúp mọc tóc. Đảm bảo cho trẻ bị rụng tóc  ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng là cách giúp con có bộ tóc dài , dầy dặn.

 

Dùng vải satin làm vỏ gối cho trẻ bị rụng tóc

Mỗi khi đặt con nằm, mẹ có thể dùng một miếng vải satin lót đầu cho bé. Vải satin trơn, ít cọ xát vào da đầu. Thêm vào đó, nó còn giúp giữ độ ẩm cho tóc, ngăn ngừa rụng tóc ở trẻ nhỏ. Thay vì lau khô tóc ướt của con bằng khăn bông hay khăn xô, satin cũng là một gợi ý không tồi giúp mẹ bảo vệ mái tóc con yêu.

 

Thường xuyên chải tóc và gội đầu

 

trẻ bị rụng tóc

 

Chải tóc cho con hàng ngày sẽ giúp kích thích da đầu và giữ cho máu chảy vào các nang tóc. Gội đầu cho bé hàng ngày cũng có tác dụng tương tự. Mẹ nên chú ý chọn loại dầu gội đầu không kiềm, nhẹ nhàng gội theo hình xoáy tròn quanh đầu bé, chú ý cẩn thận tại những vùng thóp chưa liền kín. Đừng lo lắng em bé không có tóc thì biết gội gì. Nếu mẹ nhìn kỹ, vùng da đầu của trẻ vẫn có những lỗ chân tóc nhỏ và từng sợi

 

4.Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Cần đưa trẻ bị rụng tóc  đi khám để phát hiện kịp thời các bệnh tiềm ẩn nếu:

– Da đầu tại vùng trẻ bị rụng tóc  i có biểu hiện bất thường ví dụ da đỏ, bong vảy… Những đốm hói nhỏ đi kèm hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh nấm bẩm sinh: bệnh ecpet mảng tròn (ringworm).

 

– Tình trạng trẻ bị rụng tóc  không cải thiện sau 6 tháng.

 

Một số bệnh lý như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên thường gây trẻ bị rụng tóc  cả đầu, chứ không phải từng mảng.

 

5.Những trường hợp cần lưu ý khi bé bị rụng tóc

 

Bạn có thể đưa bé đi khám, nhất là sau 6 tháng tuổi mà trẻ bị rụng tóc  nhiều. Nguyên nhân có thể do bé bị thiếu máu, có vấn đề ở tuyến giáp hoặc hệ thống miễn dịch.

 

Ngoài ra, cũng cần lưu ý trẻ bị rụng tóc có liên quan tới còi xương. Tuy nhiên, không nên chỉ thấy bé rụng tóc (hoặc có những mảng hói nhỏ trên đầu) mà vội kết luận rằng bé bị còi xương. Nếu bị còi xương, bé sẽ có những biểu hiện khác đi kèm, chẳng hạn ngủ không yên, hay đổ mồ hôi gáy, chậm liền thóp… Bạn nên cho bé đi khám để có câu trả lời chính xác nhất.

 

Nếu bác sĩ nghi ngờ rụng tóc từng vùng, con bạn có thể được đề nghị đến gặp bác sĩ da liễu để đánh giá thêm.

 

Nếu trẻ bị rụng tóc  do dị ứng dầu gội, bạn sẽ chỉ phải điều trị tóc và da đầu của bé bằng loại dầu gội dịu nhẹ nhất dịu dàng trong một thời gian cho đến khi nó phát triển trở lại. (Hãy nhớ rằng tóc của em bé luôn mỏng mảnh vì thế bạn nên chọn loại dầu gội phù hợp cho da đầu của bé ngay từ khi mới sinh và tránh chải, chỉ cần vuốt nhẹ nhàng).

 

6.Thực phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ bị rụng tóc

1/ Cá

Các axit béo thiết yếu được tìm thấy có nhiều trong cá không chỉ giúp mái tóc phát triển nhanh mà còn cho bạn một làn da mịn màng và móng tay khoẻ mạnh hơn. Nên ăn cá tươi thay vì đồ đông lạnh, đóng hộp.

 

2/ Hành

Trong hành có nhiều lưu huỳnh làm tăng sự phát triển của tóc và ngăn trẻ bị rụng tóc .

 

3/ Thịt bò và thực phẩm thân mềm

 

 

trẻ bị rụng tóc

 

Các loài thân mềm như trai, sò, hến, ngao, mực… chứa rất nhiều kẽm có tác dụng làm trẻ hóa và duy trì sự cân bằng hóc môn trong cơ thể. Chúng rất có lợi cho những phụ nữ vừa sinh con mà mất cân bằng hóc môn

Thịt bò rất giàu Protein và kẽm – đây là hai loại chất rất cần cho việc chăm sóc tóc, trong đó Protein giữ vai trò chính tạo nên chất sừng Keratine (thành phần chính của tóc), còn kẽm thì giúp tóc chắc khỏe hơn.

 

4/ Hoa quả

Không phải ngẫu nhiên mà rau củ và hoa quả là những thực phẩm được khuyên dùng nhất. Tuy nó không có tác dụng trực tiếp nhưng vitamin C trong rau củ và hoa quả giúp hấp thu sắt từ các loại thực phẩm. Từ đó, giúp các sợi tóc trở nên khỏe mạnh hơn trước những tác động bên ngoài.

 

Cam, quýt không chỉ là một loại quả ngon, bổ dưỡng mà còn có lượng vitamin C rất phong phú để mái tóc phát triển khoẻ mạnh hơn và ngăn rụng tóc.

 

5/ Thực phẩm họ đậu và đỗ giúp cho trẻ bị rụng tóc

Thiếu Biotin trực tiếp dẫn đến những vấn đề về da đầu và rụng tóc. Nguồn thực phẩm giàu Biotin chính là men bia, gạo lức, đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, hạt óc chó, đỗ tương… Những thực phẩm có chứa tương như đậu phụ, đậu nành… ngăn cản sự hình thành của Dihydrotestoteronr, một loại hóc môn liên quan trực tiếp tới quá trình trẻ bị rụng tóc .

 

6/ Ngũ cốc nguyên cám

Sắt và silic tìm thấy trong lúa mỳ, gạo nguyên cám giúp cơ thể hấp thu nhiều khoáng chất và vitamin từ thực phẩm khác. Khi cơ thể có lượng vitamin thiết yếu và khoáng chất phong phú thì trẻ bị rụng tóc  không còn là vấn đề lo lắng

 

7/ Hạnh nhân

Hạnh nhân không chỉ làm giảm mức độ cholesterol mà còn là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Chúng là một dạng tự nhiên của aspirin.

 

Không những thế hạnh nhân còn chứa vitamin E và sắt, hai loại này rất cần cho một mái tóc khoẻ mạnh.

Với những loại thực phẩm trên sẽ giúp trẻ giảm thiểu đi tình trạng trẻ bị rụng tóc  đáng kể. Hãy bổ sung chúng vào trong thực đơn của trẻ bị rụng tóc  nhé!

 

 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo