Trẻ bị mụn nhọt – Cách điều trị trẻ bị mụn nhọt cực hiệu quả tại nhà

Trẻ bị mụn nhọt có thể do vi khuẩn, trẻ bị nóng trong người nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây viêm nhiễm, bị tái lại. Vậy cách điều trị cho trẻ bị mụn nhọt như thế nào là hiệu quả nhất?

 

trẻ bị mụn nhọt

Trẻ bị mụn nhọt có thể do vi khuẩn, trẻ bị nóng trong người

 

Các bác sĩ cho biết, nếu đưa đến BV trễ hơn, cháu sẽ bị nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng. Anh N.M.N, bố cháu A., kể lại: Đầu tiên anh phát hiện trên đầu cháu 4 chiếc mụn to bằng hạt đậu xanh.

Tưởng do người cháu nóng làm mụn phát ra, nên hai vợ chồng anh ra sức giải nhiệt bằng cách cho uống các loại nước mát. Thế nhưng, gần một tuần sau, những chiếc mụn này không xẹp đi mà lại to ra bằng đầu đũa. Nguy hiểm hơn là cháu A. có thêm triệu chứng ói, tiêu chảy, sốt cao, ăn ít.

1.Nguyên nhân trẻ bị mụn nhọt

Việc xác định đúng nguyên nhân gây trẻ bị mụn nhọt  chính là điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất để giúp cho quá trình chữa trị mụn nhọt cho trẻ em một cách hiệu quả. Rất nhiều bố mẹ đã lầm tưởng rằng trẻ bị mụn nhọt, mẩn ngứa là do nóng trong người, thời tiết nóng nhưng thật ra nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là vi khuẩn xâm nhập.

 

Nó có thể do các vết xước hay do trẻ bị rôm sảy mà không được vệ sinh cẩn thận sinh ra mụn nhọt, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng đường huyết tạo nên các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi,…. Rất nguy hiểm.

2.Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị mụn nhọt

Điều trị trễ, trẻ bị điếc, viêm màng não, viêm phổi

Bác sĩ Trần Thị Việt, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2, cho biết trẻ bị mụn nhọt  xuất hiện trên người trẻ là do cơ thể phản ứng với nhiệt độ. Lúc này, các bậc cha mẹ chỉ cần vệ sinh da trẻ, cho trẻ nằm ở những nơi thoáng mát để không làm nhiễm trùng da.

 

Khác với rôm sảy, mụn, nhọt là do vi khuẩn gây ra. Từ những nốt rôm sảy không được vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn sẽ gây bệnh tạo thành mụn, nhọt. Nhọt trên đầu thường do tụ cầu khuẩn (hay gặp nhất là tụ cầu vàng), có thể xuất hiện một hoặc nhiều cái, mọc riêng lẻ hoặc từng chùm phụ thuộc vi khuẩn gây bệnh. Tùy theo tổn thương, mụn, nhọt sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau: to bằng hạt chanh, hạt bắp, trái chanh hoặc có thể bằng… trái táo xanh (áp-xe nguyên một khối cơ).

 

Khi cơ thể trẻ đề kháng tốt, những vi khuẩn chỉ khu trú trong mụn, nhọt; nhưng nếu sức đề kháng không tốt, vi khuẩn sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Lúc đó, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao 39 – 40oC. Lúc này, nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc bùng phát, trẻ còn có thể bị sốc do độc tố vi khuẩn.

 

Không ít trường hợp trẻ bị nhiễm trùng huyết, sau đó vi khuẩn đi vào màng não. Nếu phát hiện và điều trị trễ, trẻ có thể bị các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi…

 

Thấy mụn, nhọt nên đưa trẻ đi khám ngay

Bác sĩ Việt cho biết, sai lầm thường gặp của các bậc cha mẹ là khi thấy trẻ mọc mụn, nhọt thường nghĩ là do ăn nhiều đồ nóng hoặc thời tiết nóng nên phát ra chứ không biết là do vi khuẩn, vì thế ít khi đưa trẻ đi điều trị ngay.

 

Trong trường hợp này, việc điều trị sớm rất đơn giản, chỉ cần uống thuốc kháng sinh; nhưng nếu điều trị trễ, trẻ có thể bị nhiễm trùng huyết, phải điều trị bằng kháng sinh liều cao theo đường tĩnh mạch. Bác sĩ Việt khuyên: “Khi thấy trẻ bị mụn nhọt , dù sốt hay không sốt, cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để tránh biến chứng. Để phòng ngừa, trong mùa nóng, các bậc cha mẹ nên tắm rửa, vệ sinh da, mặc đồ thoáng mát cho trẻ”.

3.Điều trị cho trẻ bị mụn nhọt

Mụn nhọt, nhất là các nhọt đầu đinh, là một nhiễm khuẩn cấp tính do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra. Các cầu khuẩn này thường có sẵn trên da nhưng không gây bệnh. Về mùa hè nóng bức, mồ hôi ra nhiều nhớp nháp trên da, gây nổi rôm sảy, ngứa gãi, làm ảnh hưởng đến lớp sừng.

 

Tụ cầu có điều kiện thuận lợi chui sâu xuống các tổ chức ở dưới, phát triển và gây bệnh. Chúng chui vào các nang lông, gây viêm nang lông và tiết ngoại độc tố làm hoại tử các tế bào chung quanh nang lông, tạo thành ngòi của những nhọt đầu đinh.

 

Lúc đầu, trên da xuất hiện một nốt đỏ bằng hạt đỗ. Nốt này lớn dần lên, vùng da chung quanh cũng đỏ tấy và rất đau. Đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4, nhọt bắt đầu mềm, giữa nhọt xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Sau đó nhọt vỡ, ở chỗ mụn mủ chảy ra mủ và cả cái ngòi trắng xanh hơi xốp, để lại một hố lõm sâu. Chỗ lõm này sẽ đầy lên nhanh chóng và nhọt sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày.

 

Những trẻ em cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể trẻ bị mụn nhọt  liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết…). Nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng người bệnh.

 

Có những trường hợp nhiều trẻ bị mụn nhọt  mọc cạnh nhau thành cụm, kết hợp với nhau thành một mảng đỏ lớn rất đau. Trong mảng đỏ này có nhiều nhọt, khi vỡ ra thành nhiều lỗ sâu lỗ chỗ như gương sen hoặc tổ ong, dân gian gọi là nhọt tổ ong (anthrax). Trẻ rất đau, toàn trạng nặng; sốt cao, quấy khóc nhiều, dễ có biến chứng.

 

Trường hợp chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, ta có thể bôi cồn iốt vào đúng chỗ trẻ bị mụn nhọt , hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ. Trường hợp nhọt mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác thì nên đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân. Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi lại càng phải thận trọng,

4.Mẹo trị mụn nhọt cho trẻ cực hiệu quả

Theo các kinh văn của y học cổ truyền, trẻ em hiếu động, nghịch ngợm được xếp vào loại huyết nhiệt. Huyết nhiệt sẽ dễ sinh các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, khiến trẻ hay quấy khóc, ít chịu chơi, đêm khó ngủ vì ngứa, gãi nhiều.

 

Mụn thường nhỏ và nhiều, tổn thương thành mủ. Nhọt là tổn thương to, sâu hơn, thường xuất hiện ít, tổn thương thành mủ có thể gây sốt. Còn rôm sảy là các nốt đỏ mọc dày ở dưới da, không thành mủ – không sốt. Trẻ bị mụn nhọt  nhiều có thể dẫn tới viêm thận, thấp khớp, nhiễm trùng máu. Càng để lâu càng khó chữa.

 

– Sài đất, bồ công anh, kim ngân hoa dùng tươi hoặc khô. Liều tươi gấp 3 hay 5 lần liều khô). Trung bình mỗi vị thuốc 4-10 g khô, sắc uống hằng ngày.

 

– Thổ phục linh 6 g, tô mộc 6 g, đun uống.

– Lá táo tươi giã đắp vào nhọt đang sưng, nóng đỏ, chưa thành mủ.

– Củ hành tươi giã đắp vào nhọt khi đang sưng, nóng đỏ.

 

– Rau má tươi nấu nước uống để chữa rôm sảy.

 

trẻ bị mụn nhọt

 

– Cây sài đất rửa sạch, nấu canh hay luộc ăn hằng ngày để phòng và chữa mụn nhọt. Sài đất nấu nước tắm cũng giúp chữa rôm sảy.

 

– Đun nước tô mộc uống hằng ngày chữa rôm sảy.

Chữa trẻ bị mụn nhọt  bằng cây lá quanh ta

Mùa hè nóng bức, thường sinh trẻ bị mụn nhọt . Sau đây là các bài thuốc chữa mụn nhọt lưu truyền lâu đời trong dân gian, rất hiệu nghiệm.

 

* Hút mụn nhọt đã vỡ bằng khoai lang: Lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối giã nhuyễn bọc vào vải sạch đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay 1 lần.

 

* Chữa trẻ bị mụn nhọt  bằng cây mua bà: Lấy lá non, giã hơ nóng đắp vào chỗ có nhọt. Ngày thay 1 lần.

* Chữa trẻ bị mụn nhọt  bằng bí ngô: Lấy cuống bí ngô đốt thành than, rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần. Hoặc lấy cuống bí ngô đốt thành than, nghiền nát trộn với dầu mè hay dầu sở rồi đắp vào. Ngày thay 1 lần.

 

* Chữa trẻ bị mụn nhọt  bằng lá sen: Dùng ngoài bằng lấy cuống lá sen sắc lấy nước đặc rửa nơi mụn nhọt. Mặt khác lấy lá sen rửa sạch giã nát cùng với cơm nếp rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần.

 

* Chữa mụn nhọt bằng rau mồng tơi: Lấy rau mồng tơi tươi, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt, ngày thay 2 – 3 lần.

 

Theo ‘Thực liệu kỳ phương’ thì cần chờ đúng giờ thìn (tức đúng 8 giờ sáng) hãy hái một nắm ngọn rau mồng tơi không non quá cũng không già (rau bánh tẻ) vào lúc đang có ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào vườn rau, sau đó mang vào không rửa (nếu có bụi bẩn lấy khăn sạch lau) và cho vào cối giã nhuyễn cùng chút muối ăn đem đắp vào nơi mụn nhọt, rất hiệu nghiệm.

 

* Chữa trẻ bị mụn nhọt  bằng hoa nhài: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

 

* Chữa trẻ bị mụn nhọt bằng cây chua me đất: Lấy lá giã nhỏ hơ nóng đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay 1 lần thuốc.

 

* Chữa trẻ bị mụn nhọt , đinh độc, vết thương bằng lá ớt: Lấy lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo, mỗi thứ từ 10 – 20g, đem rửa sạch, giã nát cùng ít muối ăn rồi đắp vào vết thương hay mụn nhọt, đầu đinh. Hoặc lấy lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5 – 10g, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

 

* Chữa trẻ bị mụn nhọt  bằng lá lô hội (cây lưỡi hổ): Lấy lá lô hội tươi giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

 

* Chữa trẻ bị mụn nhọt  bằng quả vải: Lấy múi vải giã nát với ô mai tạo thành cao và đắp lên mụn. Ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc lấy 5 – 7 múi quả vải giã nát cùng với ít hồ nếp dán trên giấy thành miếng cao đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay 1 lần.

 

* Chữa trẻ bị mụn nhọt  bằng cao nghệ tự chế: Lấy củ nghệ 60g, củ ráy 80g, dầu vừng 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g. Củ ráy gọt bỏ vỏ cho vào cùng nghệ giã nhuyễn, sau nấu nhừ với nhựa thông, dầu vừng và sáp ong là thành. Lấy phết lên giấy thành miếng cao dán lên nơi có mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

 

* Chữa mụn nhọt sưng đỏ bằng rau diếp cá: Lấy rau diếp cá giã nát rịt vào nơi mụn nhọt vào lúc đi ngủ, sáng dậy thấy đỡ đau, rất mau khỏi.

* Chữa mụn nhọt lở loét bằng vừng đen (mè đen): Lấy mè đen rang lên, tán nhỏ. Rửa sạch mủ trên mụn, sau lấy bột mè đen đã tán đắp lên, chỉ vài lần sẽ khỏi.

* Chữa trẻ bị mụn nhọt  sưng tấy bằng rau hồng trai và cây sống đời: Lấy rau hồng trai và lá cây sống đời mỗi thứ 25 – 30g, rửa sạch để ráo nước, giã nát tẩm chút nước rồi vắt nước cốt uống, còn bã đắp lên mụn nhọt. Ngày 1 lần, vài lần là khỏi.

 

* Chữa mụn nhọt bằng lá táo chua: Lấy một nắm con lá táo rửa sạch giã nát cùng ít muối ăn sau đem đắp vào nơi mụn nhọt đang sưng tấy rất hay. Vài lần sẽ khỏi.

 

Chữa cho trẻ bị mụn nhọt bằng cồn  iot

Khi mới chỉ có 1-2 cái nhọt, dùng cồn iốt bôi vào đúng chỗ nhọt, cũng có thể dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ và bôi các thuốc sát khuẩn như cồn iốt thuốc đỏ, thuốc mỡ kháng sinh. Trường hợp nhọt mọc liên tiếp, nên đi khám tìm nguyên nhân để điều trị thích hợp.

5.Chăm sóc cho trẻ bị mụn nhọt

Khi trẻ bị mụn nhọt, bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày theo hướng dẫn của bác sỹ, tốt nhất là lau người trẻ bằng nước ấm, cho trẻ ở nơi sạch sẽ, mặc quần thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu.

 

Đồng thời bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị bệnh với các thức ăn dễ tiêu hóa, có khả năng nâng cao sức đề kháng cho trẻ để việc chữa trị mụn nhọt cho trẻ em đạt hiệu quả cao hơn và phòng ngừa các biến chứng nguy hại đến sức khỏe do mụn nhọt gây ra nếu trẻ không có sức đề kháng tốt. Và không quên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày nữa nhé.

 

Giữ vệ sinh môi trường sống của bé thật tốt: Phòng ngủ thoáng mát, nhà cửa luôn được lau chùi thường xuyên, mở rộng cửa sổ đón khi trời. Chăn dra, nệm, gối… cần được giặt sạch, phoi nắng thường xuyên.

– Mẹ và những người chăm sóc bé cần giữ đôi tay luôn sạch, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ôm ấp bé.

– Tắm gội cho bé mỗi ngày bằng những loại sữa tắm, dầu gội dành riêng cho trẻ em, công thức an toàn.

– Cho bé mặc quần áo có chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt. Thay quần áo cho bé mỗi khi thấy ướt mồ hôi, ẩm, dính vết bẩn do thức ăn…

– Không cạy, chà sát… các vết rôm sảy trên da trẻ bị mụn nhọt

– Cho trẻ bị mụn nhọt  sinh hoạt ngoài trời một số khoảng thời gian trong ngày, khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

– Cho con bú mẹ càng lâu càng tốt (lý tưởng nhất là duy trì sữa mẹ cho bé từ lúc mới sinh đến khi 2 tuổi). Bổ sung cho con những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng.

 

Không nên tùy tiện cho trẻ uống kháng sinh khi trẻ nổi mụn nhọt. Việc uống kháng sinh hay không, liều lượng thế nào cần theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã khám trực tiếp cho trẻ bị mụn nhọt .

 

– Không nên kỳ cọ quá mạnh khi tắm rửa, gội đầu, làm các mụn nhọt vỡ ra. Không tự ý nặn khi mụn nhọt còn “non”. Việc nặn mụn nhọt nên được thực hiện trong môi trường vô trùng ở bệnh viện. (Nặn non những đinh nhọt ở mặt, xung quanh miệng sẽ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé).

 

– Không dùng kim chích nhọt, không đắp cao, đắp lá thuốc trên trẻ bị mụn nhọt  đã vỡ.

 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo