Trẻ bị ho khan – Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị ho khan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên việc trẻ bị ho khan kéo dài, không được chữa trị, kiêng khem đúng cách sẽ dẫn đến ho mãn tính và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

 

trẻ bị ho khan

Trẻ bị ho khan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

 

Bệnh ho khan là tình trạng người bệnh ho kéo dài dai dẳng nhiều ngày nhưng không xuất hiện đờm. Khi trẻ bị ho khan, bện nhân có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau rát cổ họng, sưng họng hay mất tiếng…

1.Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan

Trẻ bị ho khan khan không có triệu chứng nào khác hơn là chính triệu chứng ho, bệnh nhân thường cảm thấy vẫn khoẻ, không có nặng ngực và khó thở.

Ho khan là ho không có đàm và thường gây ngứa họng, loại ho này có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng

2.Triệu chứng khi trẻ bị ho khan

Triệu chứng ho thường xuất hiện vào ngày thứ 3-4 sau khi sốt do hiện tượng tích đọng dịch tiết của niêm mạc đường hô hấp. Việc điều trị thuốc làm long dịch và giảm tiết là cần thiết. Ho khỏi dần sau 2-3 tuần. Một số trường hợp cho dù uống thuốc ho hay không thì bệnh nhân vẫn cứ bớt dần sau 1 tuần.

Đối với ho cấp tính, nguyên nhân hay gặp nhất là: cảm cúm, viêm xoang cấp, ho gà, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm mũi do dị ứng hay không do dị ứng…

Ho bán cấp, thường là ho sau nhiễm khuẩn, viêm xoang cấp, hen phế quản.

Ho mạn tính có thể do những nguyên nhân như: chảy mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản mạn, giãn phế quản, do thuốc như thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp, bệnh phổi mô kẽ, lao phổi, áp-xe phổi, ung thư,  hút thuốc lá… Một bệnh nhân ho mạn tính, nếu không hút thuốc, không dùng thuốc ức chế men chuyển và phim Xquang phổi bình thường thì có đến 90% trường hợp là do chảy mũi sau, hen phế quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

3.Cách chăm sóc cho trẻ bị ho khan tại nhà

Theo các chuyên gia y tế, để điều trị trẻ bị ho khan  và các bệnh viêm đường hô hấp, ngoài việc vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ khoa học theo hướng dẫn của ngành y tế dự phòng, ở nước ta, bên cạnh các thuốc tân dược (các loại thuốc kháng sinh) thì có rất nhiều bài thuốc nam đơn giản với các thảo dược thiên nhiên quý dễ tìm nhưng có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh rất hiệu quả, an toàn cho trẻ và đặc biệt có tác dụng diệt vi rút mạnh như:

 

Sử dụng Mật ong kết hợp với nhựa dầu Gừng giải quyết các chứng trẻ bị ho khan  do lạnh rất hiệu quả khi ngay lập tức làm ấm cổ, dịu đi các cơn ho, giúp kháng khuẩn và diệt vi rút bám trên niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, cả gừng và mật ong còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng sức đề kháng trước các tác nhân bên ngoài tấn công.

4.Cách chữa trẻ bị ho khan trong dân gian cực hiệu quả

Tỏi trị ho khan cực hiệu quả

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

 

Chữa trẻ bị kho khan bằng mật ong

Là một trong những cách chữa trẻ bị ho khan  dân gian phổ biến nhất. Người lớn có thể dễ dàng dùng mật ong theo nhiều cách khác nhau, nhưng đối với trẻ em, cha mẹ chỉ nên cho bé dùng 1 café mật ong pha với một chút nước ấm cho bé uống trước khi đi ngủ có thể giúp bé đỡ ho hơn về đêm. Nhưng các bà mẹ luôn nhớ không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

 

Lá húng chanh

 

trẻ bị ho khan

 

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi trẻ bị ho khan .

 

Lá hẹ

Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

 

Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

 

 

Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5 g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy lấy nước cho bé uống. Hàng ngày cho bé uống ½ thìa cà phê.

 

Quả phật thủ trị trẻ bị ho khan cực hiệu quả

 

Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài. Dùng dao gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột. Cho tất cả vào bát rồi đổ mạch nha (mua ở hàng khô), cho vào hấp cách thủy từ 30 đến 45 phút.

 

Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống.

 

Chữa trẻ bị ho khan  bằng nghệ

Nghệ trong dân gian dùng chữa được nhiều bệnh, trong đó chữa ho cũng là một phương pháp phổ biến. Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Đau họng do ho thì có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.

 

Chữa trẻ bị ho khan  bằng quả kha tử:

Dùng nhiều trong điều trị ho có đờm: quả kha tử có bán ở các hiệu đông y, nướng kha tử lên, sau đó thả vào cốc nước nóng có pha chút muối cho bé ngậm, rất hiệu quả đó.

 

Chữa trẻ bị ho khan  bằng hạt chanh:

Lấy 5- 6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn, cho vào cối sạch giã nhuyễn. Hòa thêm một thìa nước lọc vào hỗn hợp trên. Sau đó, cho hỗn hợp nước hạt chanh + đường phèn vào một chiếc bát sạch. Bỏ bát nước đó vào nồi cơm vừa cạn, hấp tới khi cơm chín là dùng được. Để bát nước hạt chanh + đường phèn đã hấp nguội, gạn nước trong và cho bé uống. Mẹ cho bé uống 1-2 thìa cà phê/ lần, 4-6 lần/ ngày. Bé sẽ hết ho và tiêu đờm.

 

Rau diếp cá và nước vo gạo:

Rau diếp cá là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên rất hữu dụng. Các mẹ thường ngại cho bé uống vì vị tanh và tính hàn của rau diếp cá. Nhưng rau diếp cá và nước vo gạo lại là phương thuốc chữa trẻ bị ho khan  đặc trị và lành tính.

 

Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.

 

Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan.

 

Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua.

 

Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

 

Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.

 

Với tất cả các bài thuốc dân gian chữa ho trên, bạn nên cho bé uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Bế bé theo tư thế để đầu và cổ hơi cao so với bụng, tránh cho bé không bị trớ, nôn hoặc sặc. Khi cho bé uống, bạn nên dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo