Trẻ bị đau bụng liên tục có nguy hiểm hay không?

Trẻ bị đau bụng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, vùng túi mật. Vậy làm sao để có thể đoán được bệnh thông qua các triệu chứng khi trẻ đau bụng?

 

Trẻ bi đau bụng

Trẻ bi đau bụng

 

Các bệnh lý liên quan đến đau bụng, đầy bụng ở trẻ có thể biến hóa khôn lường từ vô hại đến cực kỳ nguy hiểm, chính vì vậy mà ba mẹ không bao giờ được phép chủ quan với những cơn đau này. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp nhất liên quan đến chứng đầy bụng, trẻ bị đau bụng liên tục.

1.Nguyên nhân khiến trẻ  bị đau bụng

Đau bụng cấp

trẻ bị đau bụng là tình huống đáng lo ngại nhất mà bé có thể mắc phải, với các triệu chứng như sau:

– Cơn đau dữ dội, bé thậm chí quằn quại và khóc thét, mặt tái mét, vã mồ hôi

– Bé có những biểu hiện như bụng cứng, bụng đau khi sờ đến hoặc lúc co cơ thành bụng

– trẻ bị đau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen

– Sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng, bé có biểu hiện hoặc lừ đừ hoặc hốt hoảng, mất kiểm soát

Những bệnh đau bụng cấp mà trẻ thường gặp nhất gồm có:

  • Viêm ruột thừa: được biểu hiện bằng các triệu chứng như trẻ bị đau bụng ở hố chậu phải, cơn đau liên tục và tăng dần, kèm theo buồn nôn, sốt nhẹ. Với trẻ dưới 2 tuổi còn có thể gặp các triệu chứng như nôn trớ, quấy khóc, mặt lờ đờ, xanh tái. Việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ thường gặp nhiều trở ngại hơn do các triệu chứng không điển hình và đôi khi là do bé quá đau nên không chịu hợp tác. Ba mẹ cần hết sức bình tĩnh hỗ trợ bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám một cách thuận lợi nhất, tránh để chậm trễ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thủng ruột thừa hay viêm màng bụng.
  • Lồng ruột: thường gặp ở trẻ bị đau bụng dưới 2 tuổi, nhất là các bé hơi bụ bẫm, tỉ lệ mắc bệnh ở các bé trai cao hơn bé gái. Lồng ruột được biểu hiện qua các triệu chứng như đau bụng từng cơn, trong mỗi cơn đau trẻ đều khóc thét, uốn người, có khi nôn hoặc đi ngoài ra máu.
  • Thoát vị bị nghẽn: Triệu chứng của bệnh này ngoài cơn đau bụng còn có thế xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện. Nếu không được phát hiện kịp thời rất có thể dẫn đến hoại tử đoạn ruột bị nghẽn.
  • Tắc ruột: Đau bụng cấp còn có thể xuất phát từ lý do tắc ruột, với các triệu chứng như nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng.

Đau bụng cấp nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời (thường bằng cách phẫu thuật) sẽ có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ. May thay, tỉ lệ những ca bệnh này là không nhiều. Tuy nhiên ba mẹ vẫn phải cảnh giác tối đa và cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi bé có những triệu chứng như trên.

Đau bụng giun

Trẻ bị đau bụng không quá quằn quại nhưng dai dẳng và trở đi trở lại trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, ba mẹ có quyền nghĩ ngay đến tác nhân giun đũa. Những cơn đau bụng loại này thường không khu trú tại một vị trí nhất định nhưng sẽ tập trung ở khu vực quanh rốn. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhưng ba mẹ vẫn cần đưa bé đến bệnh viện để xét nghiệm phân và tẩy giun càng sớm càng tốt.

Đau bụng do chế độ ăn uống

Trẻ bị đau bụng cũng có thể xuất phát từ việc ăn với lượng quá nhiều cùng một lúc hoặc không cân đối thành phần dưỡng chất, thừa đạm, tinh bột và thiếu chất xơ. Trường hợp này, kèm theo cơn đau bụng, bé còn có thể bị đầy hơi và táo bón. Một số cách giúp mẹ tự điều trị ngay tại nhà cho bé là dùng khăn (hoặc gạc) thấm nước ấm, vắt khô rồi đắp lên bụng, hoặc mát-xa nhẹ nhàng vùng bụng đang đau. Ngoài ra, để xoa dịu hiện tượng táo bón, mẹ hãy pha cho bé một ly nước mận hoặc nước lê ép pha loãng, đồng thời bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Với trẻ bị đau bụng trên 2 tuổi, mẹ cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của men tiêu hóa nhưng lưu ý chọn đúng loại dành cho trẻ em và tuyệt đối không lạm dụng.

Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì nguyên tắc chung trong việc xử trí  khi trẻ bị đau bụng là ba mẹ không được tùy tiện cho bé sử dụng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh, nhằm tránh làm lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán sau này. Với các trường hợp nghi ngờ là đau bụng cấp, ba mẹ cần khẩn trương đưa bé đến cơ sở y tế để được kịp thời chữa trị, bởi vì bất cứ sự chủ quan hay chậm trễ nào cũng có khả năng dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Đau bụng do ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân mà ba mẹ thường nghĩ đến đầu tiên mỗi khi trẻ bị đau bụng , đầy bụng. Triệu chứng điển hình của đau bụng do ngộ độc thức ăn là kèm theo nôn, tiêu chảy, có khi phân lẫn máu. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn còn có thế khiến bé sốt và ớn lạnh. Trong trường hợp này, trước tiên, ba mẹ phải cho bé uống thật nhiều nước, ăn những thực phẩm lỏng như cháo, súp để tránh mất nước. Tùy vào diễn biến của bệnh và mức độ nắm vững cách thức xử trí của gia đình mà ba mẹ có thể chọn giữa việc chăm sóc tại nhà hoặc đưa bé đến cơ sở y tế để chữa đầy bụng cho trẻ.

Đau bụng do nhiễm trùng

Với những cơn đau bụng hoặc tình trạng đầy bụng mới chỉ xuất hiện vài ngày thì nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ quả của các bệnh nhiễm trùng như viêm amidan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Trong trường hợp này, ba mẹ yên tâm là chỉ cần chữa trị dứt điểm bệnh nhiễm trùng thì cơn đau bụng cũng sẽ thôi không hành hạ bé nữa.

2Cách chăm sóc trẻ bị đau bụng

 

Trẻ bi đau bụng

Trẻ bi đau bụng

 

Trong trường hợp bé đau bụng do khó tiêu hoặc do một bệnh lý nào đó:

  • Nghỉ ngơi: Bé nên nằm xuống tĩnh dưỡng cho đến khi đỡ đau. Bạn có thể đắp một khăn chườm ấm giúp giảm đau nhanh hơn.
  • Ăn uống: Không nên cho bé dùng thức ăn cứng, chỉ nên cho uống từng ngụm nước. Chuẩn bị sẵn thau cho con bạn nôn ói, đặc biệt những trẻ độ tuổi mẫu giáo hay gọi cảm giác buồn nôn là “đau bụng”.
  • Đi vệ sinh: Khuyến khích con bạn đi vệ sinh và cố gắng đi đại tiện. Việc này sẽ làm giảm cơn đau nếu nguyên nhân do táo bón, tiêu chảy.
  • Không dùng thuốc: Đừng cho con bạn dùng bất cứ thuốc gì để giảm đau bụng nếu chưa tham vấn bác sĩ. Đặc biệt nên tránh thuốc xổ, nhuận tràng hay thuốc giảm đau.

Trường hợp đau bụng do căng thẳng, lo âu thì:

  • Hãy thận trọng. Phải cho con bạn khám bệnh toàn diện trước khi kết luận những cơn đau tái diễn này là do căng thẳng, âu lo quá mức.
  • Giảm nỗi lo âu nơi trẻ. Bạn đừng nghĩ rằng trẻ con chỉ ăn và học thì không bị căng thẳng hay lo âu. Trẻ rất nhạy cảm với những sự thay đổi và những việc diễn ra xung quanh như thay đổi trường học, nơi ở, lo lắng bài thi, hay có thể là sợ bị phát hiện một bí mật hay sai phạm nào đó. Đối với trẻ bị đau bụng tái diễn thì càng nhạy cảm hơn. Vì vậy, bạn hãy trò chuyện tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ lo âu, giải thích và giúp trẻ chấp nhận sự kiện đó.
  • Hãy động viên và hạn chế việc bé nghỉ học nếu triệu chứng không nghiêm trọng. Vì các trẻ thường có khuynh hướng muốn nghỉ ở nhà, đặc biệt nếu trường học là nơi gây ra căng thẳng.
  • Tập thể dục thư giãn. Hãy dạy và tập cùng bé một số bài tập thể dục đơn giản để thư giãn. Nếu trẻ đã lớn, hãy để trẻ nằm ở nơi yên tĩnh, hướng dẫn trẻ hít thở sâu, chậm và suy nghĩ về những chuyện vui vẻ. Nghe nhạc êm dịu cũng là một cách thư giãn.

Cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất đẻ thăm khám nếu trường hợp trẻ bị đau bụng như:

  • Trẻ bị đau bụng nặng và kéo dài hơn 1 giờ;
  • Cơn đau liên tục và kéo dài trên 2 giờ;
  • Đau ngay bìu hoặc tinh hoàn;
  • Bé bắt đầu xuất hiện biểu hiện rất mệt mỏi, không linh hoạt

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo